Thứ năm, 10/02/2022 | 16:45

Hàng loạt doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo gặp khó do lỡ kế hoạch nghiệm thu vận hành thương mại vì Covid-19

Hàng loạt doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo gặp khó do lỡ kế hoạch nghiệm thu vận hành thương mại vì Covid-19

Hàng loạt doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo gặp khó do lỡ kế hoạch nghiệm thu vận hành thương mại vì Covid-19

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hàng loạt các doanh nghiệp đầu tư dự án năng lượng tái tạo xin kéo dài thời gian đối với công tác nghiệm thu và vận hành thương mại để được hưởng chính sách cơ chế ưu đãi và phát huy nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

hang loat doanh nghiep dau tu nang luong tai tao gap kho do lo ke hoach nghiem thu van hanh thuong mai vi covid 19
Cánh đồng điện năng lượng mặt trời đã đi vào vận hành tại Gio Linh, Quảng Trị.
Tháng 10 năm ngoái, trong tổng số 146 dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ có 84 dự án được công nhận vận hành thương mại, hưởng cơ chế giá Fit tức là giá bán điện ưu đãi 8,5cen/KWH với điện gió trên đất liền, 9,8cen/KWH với điện gió ngoài khơi trong thời gian 20 năm, số còn lại với tổng công suất khoảng 3.500MGW đã không kịp tiến độ, không được công nhận. Dịch bệnh Covid bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài được cho là nguyên nhân khiến cho các dự án không hoàn thành và mất đi cơ hội hưởng chính sách khuyến khích. Sau hơn 4 tháng nhập khẩu các thiết bị chuyên dụng mới được thông quan phục vụ cho dự án điện gió Hưng Hải tỉnh Gia Lai, dự án này được đầu tư hơn 40 tỷ đồng công suất thiết kế 100MGW, dù chạy đua với thời gian nhưng chỉ có 1 trên 25 trụ tua bin gió được công nhận và kịp vận hành thương mại. Còn 2 dự điện gió với mức đầu tư trên 12.000 tỷ đồng dù chủ đầu tư đã nỗ lực hết mình nhưng do dịch bệnh kéo dài nên đến hết ngày 31/10 năm ngoái cũng chỉ có 11 trên 64 trụ kịp hưởng giá bán điện ưu đãi. Ông Nguyễn Thái Hà - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phong điện Chơ Long, Gia Lai cho biết: “Chúng tôi mong muốn Chính phủ có cơ chế kéo dài thời gian giá Fit để bù lại khoảng thời gian mất đi do ảnh hưởng của dịch bệnh, về mặt dài hạn chúng tôi mong muốn Bộ Công Thương, EVN tính toán để chúng tôi có cơ chế giá có thể bán được điện, có thể xác định được hiệu quả về lâu dài của doanh nghiệp”. Ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương hiện nay đang xây dựng cơ chế chuyển tiếp để áp dụng cho các dự án mà không kịp đưa vào vận hành theo hướng các chủ đầu tư thương thảo trực tiếp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
hang loat doanh nghiep dau tu nang luong tai tao gap kho do lo ke hoach nghiem thu van hanh thuong mai vi covid 19
Nếu không có cơ chế chính sách gỡ khó cho điện gió, nguồn lực đầu tư cho năng lượng tái tạo bị lãng phí.
Không được giá bán điện ưu đãi sẽ khiến các dự án điện gió đối mặt với nhiều khó khăn, bên cạnh đó sự tăng trưởng của nhiều địa phương khó đạt mục tiêu đề ra. Ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai chia sẻ, 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 43.000 tỷ, nếu hoàn thành đủ 17 dự án thì sẽ đóng góp gần 30% ngân sách tỉnh trong giai đoạn hiện nay, sẽ có hiệu ứng lan tỏa để vực dậy với các ngành khác. Để tháo gỡ khó khăn này, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị gia hạn chính sách ưu đãi với các dự án điện gió bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo tính toán, 146 dự án điện gió với tổng công suất gần 8.200Mgw, việc tạo cơ chế thu hút phát triển điện gió sẽ góp phần hoàn thành quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2045 công suất năng lượng tái tạo sẽ đạt trên 40%. GS.TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho biết, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cần phải xem xét kéo dài thời hạn hoàn thành để cho các dự án này được công nhận hòa vào lưới điện. Ông cho rằng đây là đề xuất hợp lý. Còn nếu như không có cơ chế thì nguồn lực bỏ ra mà không được tạo ra sản phẩm để đưa vào phục vụ cho đất nước, thì đây là lãng phí chung nguồn lực của kinh tế nội địa.
;

Bài liên quan