Thứ ba, 16/07/2024 | 16:48

Nhu cầu tổ chức chương trình đào tạo “THỰC HÀNH BÔI TRƠN MÁY MÓC - CẤP ĐỘ 1” cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại Tổng công ty ĐLDK Việt Nam - CTCP

Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đang có nhu cầu tổ chức chương trình đào tạo “THỰC HÀNH BÔI TRƠN MÁY MÓC – CẤP ĐỘ 1” cho ngũ cán bộ kỹ thuật tại Cơ quan Tổng công ty và các Nhà máy điện, cụ thể:

Nhu cầu tổ chức chương trình đào tạo  “THỰC HÀNH BÔI TRƠN MÁY MÓC - CẤP ĐỘ 1”  cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại Tổng công ty ĐLDK Việt Nam - CTCP

Nhu cầu tổ chức chương trình đào tạo “THỰC HÀNH BÔI TRƠN MÁY MÓC - CẤP ĐỘ 1” cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại Tổng công ty ĐLDK Việt Nam - CTCP

1. Thời gian, địa điểm đào tạo:

- Thời lượng, thời gian: 04 ngày (03 ngày đào tạo lý thuyết & 01 ngày thực hành, Dự kiến đào tạo trong Quý 3 hoặc Quý 4/2024.

- Địa điểm đào tạo: Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP - Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh.

2. Đối tượng đào tạo

Cán bộ quản lý kỹ thuật tại Cơ quan Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc,Nhà máy điện của Tổng công ty (gồm PV Power Ca Mau, PV Power NT,
PV Power Ha Tinh, PV Power TSC) đang thực hiện các công việc liên quan đến công tác phân tích dầu mỡ, mua sắm dầu nhớt, mỡ bôi trơn, vận hành, bảo trì-bảo dưỡng tại các Nhà máy điện.

Số lượng học viên dự kiến: Tối đa 20 người/khóa học.

3. Yêu cầu khóa đào tạo:

* Mục tiêu khóa học:

Để giúp đội ngũ cán bộ kỹ thuật của PV Power:

- Nắm bắt được các chỉ tiêu quan trọng của dầu mỡ nhờn để đánh giá/ so sánh được chất lượng các sản phẩm chất bôi trơn trên thị trường, phục vụ quy trình trong công tác thu mua dầu mỡ nhờn hằng năm.

- Đánh giá được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề hư hỏng/ suy thoái dầu bôi trơn từ lúc mua dầu mới đến quá trình sử dụng, thải bỏ.

- Phát hiện các sự cố tiềm ẩn của vấn đề.

- Lập được kế hoạch để ngăn ngừa kịp thời và bảo trì chủ động

- Đọc hiểu được các kết quả phân tích dầu mỡ trong bảng kết quả phân tích.

- Có kiến thức đồng bộ về dầu mỡ nhờn phục vụ cho công tác đánh giá sản phẩm, tính tương đương, tương thích khi lựa chọn Nhà cung cấp chất bôi trơn.

- Áp dụng được các phương pháp bảo trì bôi trơn mới nhất hiện nay (như chuẩn đoán chất bôi trơn bằng công nghệ sóng âm,…)

- Áp dụng các phương pháp bảo trì chuyên biệt cho từng cụm chi tiết (Hộp số, thủy lực, tuabin, máy nén, ổ đỡ, động cơ điện,….)

- Hướng dẫn thực hành trực tiếp tại các vị trí máy móc, hệ thống bôi trơn trong Nhà máy.

- Đánh giá, đo lường, áp dụng tính hiệu quả của chương trình trước và sau khi học

- Quản lý chất lượng sản phẩm/ hợp nhất dầu bôi trơn hiệu quả và đưa ra được kế hoạch để tối ưu hóa quy trình bôi trơn hiện tại….

* Nội dung chương trình (Bao gồm cả lý thuyết và thực hành):

- Chiến lược bảo trì (Nhận diện 4 triết lý bảo trì máy móc; Miêu tả các nguồn lực và tác động tài chính của các phương pháp bôi trơn tối ưu; Xác định Nguyên tắc Pareto, vì nó áp dụng cho bảo trì và độ tin cậy máy móc….);

- Ma sát học/ Độ nhớt/ Phụ gia

- Cơ bản về mỡ bôi trơn (Thảo luận về các đặc tính mỡ bôi trơn (vật lý, hóa học và chất lượng) và tầm quan trọng của mỡ đối với các ứng dụng…).

- Dầu bôi trơn bị mất đặc tính trong sử dụng

- Phương pháp ứng dụng dầu, mỡ bôi trơn

- Sự lựa chọn dầu mỡ nhờn trong sử dụng (Nhận diện máy móc và các điều kiện vận hành được xem xét để lựa chọn độ nhớt và dầu gốc; Kiến thức về các đặc tính của dầu nhớt như thế nào: độ nhớt và hệ phụ gia ảnh hưởng đến việc cân nhắc lựa chọn chất bôi trơn…)

- Sự ô nhiễm dầu bôi trơn

- Kiểm soát sự nhiễm bẩn dầu bôi trơn

- Cơ bản về phân tích dầu

- Sự bảo quản và quản lý dầu nhờn

- Sự hiệu chỉnh máy móc (hệ thống bôi trơn, hộp số, bơm, bồn dầu,..)

- Hướng dẫn thực hành tại hiện trường Nhà máy điện (thực hành kiểm tra dầu nhanh tại hiện trường, cách lấy mẫu dầu, phân tích dầu, đọc kết quả với các loại dầu khác nhau tại hiện trường của Nhà máy…).

- Kiểm tra cuối khóa.

* Yêu cầu đối với Giảng viên/chuyên gia:

+ Giảng viên giảng dạy khóa học có kinh nghiệm tư vấn, đào tạo trong về bôi trơn trong các Nhà máy điện.

+ Có chứng chỉ đào tạo ICML

* Yêu cầu đối với Đơn vị đào tạo:

Đơn vị được lựa chọn triển khai chương trình đào tạo phải là đơn vị đã có kinh nghiệm tư vấn, đào tạo hoặc được ủy quyền bởi các hãng sản xuất có khả năng thực hiện thực hiện các chương trình đào tạo về bôi trơn; đã thực hiện các khóa học về bôi trơn cho các nhà máy tương tự; có thiết bị hướng dẫn thực hành mô phỏng (thiết bị phân tích dầu nhanh Q1000, thiết bị kiểm tra độ sạch của dầu Abakus Mobil Fluid, thiết bị lấy mẫu dầu Oil sample Unit…) để các học viên thực hành trong khóa học.

(Đơn vị đào tạo gửi kèm CV giảng viên).

Đề nghị các đơn vị chức năng tổ chức đào tạo gửi nội dung đề xuất theo yêu cầu trên về địa chỉ:

- Ban Tổ chức Nhân sự Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam

- Địa chỉ: Tầng 8 Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu giấy, Hà Nội.

Hoặc địa chỉ email: phanthithanhthuy@pvpower.vn (Số điện thoại liên hệ: 04 222 10288/ Số máy lẻ: 6531).

Các đơn vị có nhu cầu cung cấp dịch vụ đề nghị gửi “Báo giá, đề xuất nội dung chương trình, CV giảng viên dự kiến, Hồ sơ năng lực của đơn vị
đào tạo”
về Tổng công ty trước ngày 22/7/2024./.

;

Bài liên quan