Thứ ba, 13/10/2015 | 16:18

Tầm vóc và giá trị của “Dự án 47”

Việc xác định tổng thể tiềm năng dầu khí là rất cần thiết để hoạch định chiến lược cho tương lai, vì vậy ngành Dầu khí được giao thực hiện “Dự án 47”, một dự án đồ sộ, chuyên sâu về khoa học công nghệ (KHCN) ở tầm quốc gia.

Tầm vóc và giá trị của “Dự án 47”

Tầm vóc và giá trị của “Dự án 47”

Việc xác định tổng thể tiềm năng dầu khí là rất cần thiết để hoạch định chiến lược cho tương lai, vì vậy ngành Dầu khí được giao thực hiện “Dự án 47”, một dự án đồ sộ, chuyên sâu về khoa học công nghệ (KHCN) ở tầm quốc gia.

Huy động tối đa nguồn lực khoa học công nghệ

Trong các định hướng chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển ngành Dầu khí, có một công việc rất phức tạp, đòi hỏi tập trung trí tuệ và công sức của nhiều nhà khoa học, đã được triển khai từ gần 10 năm qua, đó là thực hiện Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1-3-2006 theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg.

tam voc va gia tri cua du an 47

Nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Đỗ Văn Hậu khẳng định giá trị và tầm vóc của Dự án 47

Trên cơ sở nhiệm vụ đó, VPI đã triển khai thực hiện 7 đề tài nhánh “Đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí” của 8 bể trầm tích gồm Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Quốc, Trường Sa, Tư Chính -Vũng Mây và Đề tài tổng hợp chung “Đánh giá tổng thể về tiềm năng dầu khí toàn thềm và định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí”.

Trong hơn 8 năm qua, từ khi có Quyết định 47, hàng chục nhà khoa học đã xử lý và minh giải một khối lượng khổng lồ các tài liệu, số liệu khảo sát địa chất, địa vật lý, với đủ các luận cứ khoa học và độ tin cậy cần thiết.

Thời gian trôi đi, từng phần, từng mảng dần được dựng lên. Dự án 47 đã chính xác hóa cấu trúc và xác định ranh giới giữa các bể trầm tích Cenozoic (Niên đại Tân sinh - có tuổi địa chất khoảng từ 65 triệu năm trước trở lại đây) trên toàn bộ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Một số vấn đề cơ bản về kiến tạo Biển Đông như: Hoạt động đứt gãy của các hệ thống chính; cơ chế hình thành và lịch sử phát triển địa chất của các đơn vị kiến tạo trong các giai đoạn trước tách giãn, tách giãn, sau tách giãn; hoạt động magma phun trào vào các thời kỳ khác nhau; điều kiện và môi trường trầm tích của các phân vị địa tầng trong Cenozoic… đã được làm sáng tỏ nhờ đối sánh và liên kết khu vực một cách tổng thể, thống nhất và hệ thống.

Cấu trúc địa chất của các bể trầm tích, đới, vùng, cấu tạo và bẫy chứa đã được chính xác hóa bằng các số liệu mới với sự hỗ trợ của việc áp dụng công nghệ, trang thiết bị, phần mềm minh giải tài liệu hiện tại, có độ tin cậy và chính xác cao cho nghiên cứu phân vùng triển vọng và đánh giá tiềm năng dầu khí. Các đơn vị cấu tạo bậc I, II ở các bể trầm tích đã được xác lập và chuẩn hóa.

Kết quả phân tích, đánh giá hệ thống dầu khí (đá sinh, đá chứa, đá chắn, bẫy và thời gian di cư hydrocarbon của từng đới, vùng, khu vực và bể trầm tích) là cơ sở để dự án xác định phạm vi phân bố và phân loại các tập hợp triển vọng. Trên cơ sở phân tích đánh giá hệ thống dầu khí và tiềm năng, trữ lượng dầu khí, dự án đã xác lập và phân chia khu vực nghiên cứu thành 5 cấp độ triển vọng: vùng triển vọng cao, vùng triển vọng khá, vùng triển vọng trung bình, vùng triển vọng thấp và vùng chưa rõ triển vọng.

Với công sức của tập thể tác giả, dự án đã xây dựng được bộ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 cho toàn bộ thềm lục địa và vùng biển Việt Nam và hàng nghìn sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, mặt cắt, hình vẽ… thể hiện chi tiết cấu trúc địa chất, tiềm năng dầu khí của 8 bể trầm tích và toàn thềm. Trong đó có bản đồ các yếu tố kiến tạo cho từng bể trầm tích; bản đồ dị thường từ, dị thường trọng lực cho các khu vực nghiên cứu; bản đồ cấu trúc (đẳng thời/đẳng sâu), đẳng dày của các tầng, các đối tượng có tiềm năng dầu khí; bản đồ cổ tướng đá và môi trường trầm tích; bộ bản đồ về đá mẹ, mức độ trưởng thành và dịch chuyển dầu khí; bộ bản đồ các mỏ, cấu tạo triển vọng và các tập hợp triển vọng (play) dầu khí; các bản đồ phân vùng triển vọng và đánh giá rủi ro các tầng, các đối tượng chứa dầu khí…

Được biết, đây là lần đầu tiên bộ bản đồ được xây dựng một cách đồng bộ, đầy đủ và hoàn chỉnh trên cơ sở tổng hợp, liên kết hàng loạt bản đồ tương ứng ở tỷ lệ lớn hơn (1:200.000 - 1:500.000) của các bể trầm tích, định hướng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò tài nguyên dầu khí nói riêng và khoáng sản nói chung; đáp ứng yêu cầu quy hoạch và quản lý tài nguyên, môi trường biển trong những năm trước mắt và lâu dài.

Bức tranh tổng thể được lắp ghép. Số lượng, khối lượng, các loại sản phẩm KHCN chính của Dự án 47 đều đạt và vượt so với Đề cương đã được phê duyệt.

Kết thúc dự án này, VPI đã đưa ra nhiều đề xuất quan trọng. Trong đó khuyến nghị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra cõ bản; khai thác, ứng dụng tổ hợp các phương pháp và công nghệ hiện đại để nghiên cứu cấu trúc nứt nẻ, quy mô phân bố bẫy chứa và đánh giá lại trữ lượng dầu khí của đá móng ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sõn và Ðông Bắc bể Sông Hồng. Với các bể khác đều có những đề xuất cụ thể cho những công việc cần làm ở giai đoạn tiếp sau.

Các tác giả đồng thời cũng đề ra phương hướng triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại từng khu vực cụ thể trong thời gian tới. Theo đó, cần ưu tiên nguồn lực cho các vùng có triển vọng cao, triển vọng khá về dầu và khí ở các bể trầm tích trên thềm lục địa và vùng biển Việt Nam. Đối với các bể trầm tích, khu vực mới có hoạt động tìm kiếm thăm dò, chưa có mỏ hoặc đối tượng đưa vào khai thác dầu khí, cần tập trung nghiên cứu, thu nổ địa chấn 2D, 3D bổ sung, lựa chọn tiến hành khoan thăm dò các đối tượng tiềm năng, để gia tăng trữ lượng các cấp. Đối với các bể, các diện tích truyền thống, cần đẩy mạnh nghiên cứu chính xác hóa tiềm năng, khoan thăm dò bổ sung và thẩm định các diện tích, đối tượng cụ thể, nhằm gia tăng trữ lượng xác minh và sản lượng khai thác.

Kết quả xứng đáng với kỳ vọng

Tại sự kiện quan trọng nhất của Dự án 47, sự kiện Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển tổ chức họp Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước về kết quả thực hiện Dự án vào ngày 10-11-2014, qua các đánh giá mới thấy tầm vóc và giá trị to lớn của Dự án 47.

tam voc va gia tri cua du an 47

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển đánh giá về Dự án 47 tại Phiên nghiệm thu đề tài

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước đã đánh giá về kết quả Dự án 47 như sau: Dự án “Đánh giá tiềm năng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam” đã đạt được kết quả rất có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn trong lĩnh vực Dầu khí; với khối lượng công việc và tài liệu hết sức đồ sộ, các tác giả đã tổng hợp đánh giá công phu và toàn diện cũng như làm sáng tỏ được bức tranh cấu trúc địa chất, địa vật lý, hệ thống dầu khí, xác định được cấp độ triển vọng và và tiềm năng dầu khí của các bể, cụm bể trên thềm lục địa và vùng biển Việt Nam; đã đề xuất định hướng thăm dò tiếp theo ở các bể trầm tích... Dự án đã thực hiện theo đúng trình tự nội dung được phê duyệt, sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến, phù hợp với thông lệ, quy chuẩn quốc tế, đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Sản phẩm của dự án có thể sử dụng cho các đề án, dự án nghiên cứu sau này không chỉ thuộc lĩnh vực dầu khí mà còn các lĩnh vực khác về tài nguyên biển và hải đảo của Việt Nam. Các kiến nghị của dự án là phù hợp để các nhà quản lý xem xét, định hướng cho việc điều tra, thăm dò dầu khí trong thời gian tới.

Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành đánh giá chấm điểm theo quy định và thống nhất chấm dự án đạt điểm xuất sắc (90,45 điểm).

;

Bài liên quan

Đoàn công tác PV Power và PVGas làm việc tại Thủy điện Hủa Na
Đoàn công tác PV Power và PVGas làm việc tại Thủy điện Hủa Na
Thứ hai, 01/04/2024 | 09:51
Thủ tướng: "Không để doanh nghiệp đến xin, đến kêu thì mới làm"
Thủ tướng: "Không để doanh nghiệp đến xin, đến kêu thì mới làm"
Thứ hai, 04/03/2024 | 10:07
Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung cấp dịch vụ phòng nghỉ, phương tiện đi lại và tiệc chiêu đãi  cho đoàn công tác PV Power tại Hàn Quốc và Nhật Bản
Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu Cung cấp dịch vụ phòng nghỉ, phương tiện đi lại và tiệc chiêu đãi cho đoàn công tác PV Power tại Hàn Quốc và Nhật Bản
Thứ hai, 04/03/2024 | 09:00
Quyết tâm đưa nhà máy điện Nhơn Trạch 3 phát điện thương mại trong năm 2024
Quyết tâm đưa nhà máy điện Nhơn Trạch 3 phát điện thương mại trong năm 2024
Thứ năm, 29/02/2024 | 14:44
Quyết tâm đưa Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 về đích đúng tiến độ
Quyết tâm đưa Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 về đích đúng tiến độ
Thứ tư, 28/02/2024 | 13:34
Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “Thuê tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2023 và mua phần mềm, công cụ phục vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin của PV Power”
Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu “Thuê tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2023 và mua phần mềm, công cụ phục vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin của PV Power”
Thứ tư, 10/01/2024 | 14:00
PV Power được Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm (IDR) từ BB lên BB+
PV Power được Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm (IDR) từ BB lên BB+
Thứ sáu, 15/12/2023 | 14:38
PV Power tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện năm 2023
PV Power tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện năm 2023
Thứ năm, 30/11/2023 | 15:43
PV Power ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với đối tác Armex
PV Power ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với đối tác Armex
Thứ sáu, 21/04/2023 | 16:17
Thông báo nhu cầu cung cấp văn phòng phẩm tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty
Thông báo nhu cầu cung cấp văn phòng phẩm tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty
Thứ năm, 08/12/2022 | 15:06