Thứ năm, 27/04/2017 | 09:06

Nét đẹp văn hóa doanh nghiệp dầu khí

Luôn quan tâm, chăm lo và hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ hưu trí; thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” bằng hành động cụ thể, chu đáo, đó chính là nét văn hóa của ngành dầu khí.

Nét đẹp văn hóa doanh nghiệp dầu khí

Nét đẹp văn hóa doanh nghiệp dầu khí

 

Gặp mặt cán bộ hưu trí ngành dầu khí nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi

Năm 2008, được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam, ngành dầu khí đã thành lập Ban Liên lạc hưu trí (LLHT). Vào thời điểm đó, ngành dầu khí đã có 32 Ban LLHT được thành lập, trong đó có 24 ban địa phương và 8 ban ở các đơn vị với tổng số 3.230 hội viên, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của công đoàn ngành. Điều này cho thấy sự quan tâm đến những người lao động nghỉ hưu, nghỉ chế độ của ngành được thể hiện từ rất sớm.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 9 năm qua, kể từ khi thành lập Ban LLHT, đã tạo nên trong toàn ngành những nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của cán bộ hưu trí, về nghĩa vụ và quyền lợi, cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ, chính sách chăm lo đối với cán bộ đã nghỉ hưu. Sự quan tâm chu đáo, đối xử ân tình đã phần nào bù đắp và lấp đi khoảng trống hụt hẫng mà những người về hưu thường gặp phải, tạo động lực để họ tiếp tục cống hiến cho tập đoàn.

Để Ban LLHT thực sự trở thành cánh tay nối dài của công đoàn trong việc chăm lo cho những người nghỉ hưu với lãnh đạo tập đoàn và Công đoàn Dầu khí, trong ban lãnh đạo Ban LLHT các cấp đều có lãnh đạo đơn vị và các cơ quan chức năng liên quan, chủ tịch công đoàn tham gia. Vì vậy, các vụ việc, kiến nghị luôn được xem xét xử lý kịp thời; hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho người nghỉ hưu luôn được bảo đảm mặc dù nhiều đơn vị còn gặp khó khăn. Ngoài ra, tập đoàn thường xuyên có văn bản chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường giúp đỡ, quan tâm tới các Ban LLHT liên quan tới những người nghỉ hưu từ đơn vị mình. Thông qua các Ban LLHT, cán bộ hưu trí được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đề nghị đơn vị chủ quản cũ và tập đoàn giúp đỡ; tham gia sinh hoạt định kỳ, hưởng quyền lợi theo quy chế và được cung cấp thông tin về hoạt động của ngành…

Từ năm 2016, PVN còn tổ chức thường niên đoàn công tác để làm việc với các đơn vị nhằm trao đổi, đánh giá tình hình thực hiện các quy chế về “Tổ chức và hoạt động của Quỹ Tương trợ dầu khí” và quy chế về “Tổ chức và hoạt động của Ban LLHT tập đoàn”, đồng thời quyết toán việc sử dụng Quỹ Tương trợ dầu khí. Qua đợt làm việc, ngoài thanh toán, quyết toán, Đoàn công tác đã kiến nghị PVN tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện, kiến nghị để lại hoặc hoàn lại phần trích nộp cho một số đơn vị đặc biệt khó khăn để đơn vị có điều kiện chăm lo, hỗ trợ cho các cán bộ, nhân viên đang làm việc, cũng như đã nghỉ hưu...

Trong những năm qua, mặc dù PVN và các đơn vị đều gặp không ít khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, song sự chăm lo, quan tâm tới các hội viên hưu trí vẫn được duy trì. Nhiều đơn vị đã trích thêm từ các nguồn quỹ của mình để hỗ trợ, chăm lo cho các hội viên hưu trí. Có thể khẳng định, Ban LLHT đã thực sự trở thành cánh tay nối dài của công đoàn trong việc chăm lo cho người lao động. Những hỗ trợ vật chất; nghĩa tình đồng chí, đồng nghiệp là sự gắn kết khơi dậy động lực và sức mạnh của người dầu khí, của ngành dầu khí Việt Nam.

Đến hết năm 2016, ngành dầu khí đã có 6.120 hội viên hưu trí. Các đơn vị có số hội viên hưu trí nhiều nhất là Vietsovpetro (1.700 hội viên), PTSC (gần 1.100 hội viên), PVC (gần 1.000 hội viên). Trong năm 2016, đã có thêm gần 700 hội viên tham gia Ban LLHT PVN.

 

;

Bài liên quan