Thứ hai, 06/04/2020 | 10:55

PV Power đạt ngưỡng sản xuất 200 tỷ Kwh điện.

Đồng hành và phát triển trong chuỗi giá trị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, sau gần 13 năm thành lập, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) đã trở thành một trong những Tổng công ty phát điện (GENCO) hàng đầu Việt Nam. Chia lửa cùng Tập

PV Power đạt ngưỡng sản xuất 200 tỷ Kwh điện.

PV Power đạt ngưỡng sản xuất 200 tỷ Kwh điện.

Đồng hành và phát triển trong chuỗi giá trị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, sau gần 13 năm thành lập, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) đã trở thành một trong những Tổng công ty phát điện (GENCO) hàng đầu Việt Nam. Chia lửa cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong cung ứng điện cho lưới điện Quốc gia, suốt những năm qua, PV Power đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; để đến hôm nay, PV Power đã chính thức chạm mốc sản xuất luỹ kế 200 tỷ Kwh điện, hàng năm cung ứng 10% nhu cầu của hệ thống điện, trải dài trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam của đất nước. Trong những ngày này, khi toàn Đảng, toàn dân cả nước đang chung tay cùng chống dịch bệnh Covid-19 thì hàng ngàn cán bộ, kỹ sư của PV Power và các đơn vị thành viên đang thực hiện cách ly tại chỗ vẫn miệt mài lao động, sáng tạo, đưa sức trẻ của mình cống hiến và phụng sự Tổ quốc. Từ những nhà máy thuỷ điện xa xôi như Hủa Na (Nghệ An), Đăkđrinh (Quảng Ngãi) cho đến Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng (Hà Tĩnh) cùng các cụm nhà máy Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Cà Mau đã và đang thắp sáng niềm tin, chung sức đồng lòng quyết tâm thi đua sản xuất dòng điện cho đất nước. Nhớ lại, trong những năm đầu mới thành lập, trước những khó khăn bộn bề từ thiếu thốn nhân lực, vật lực và vừa mới hình thành, nhưng tập thể người lao động của PV Power đã vượt qua thách thức lần lượt hoà lưới các nhà máy điện vào hệ thống điện Quốc gia. Đó là Nhà máy Cà Mau 1,2 năm 2007,2008 góp phần hình thành chuỗi Khí – Điện – Đạm Cà Mau, cùng EVN đảm bảo cung ứng điện kịp thời cho miền Tây Nam Bộ; đó là Nhà máy Nhơn Trạch 1 (2008), Nhơn Trạch 2 (2011) góp phần cung ứng điện cho trung tâm phụ tải lớn nhất cả nước Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ; đó là các Nhà máy miền Trung và Bắc Trung Bộ: Vũng áng (2014), Hủa Na (2014), Đăkđrinh (2015), Bắc Kạn (2015, điện gió Phú Quý (2013) đã góp phần ổn định hệ thống lưới điện Quốc gia. Năm 2018, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, PV Power đã thực hiện cổ phần hoá thành công. Ngày 1/7/2018, PV Power đã chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và ngày 14/01/2019, cổ phiếu POW đã chính thức niêm yết trên HOSE và là một trong năm mươi mã cổ phiếu niêm yết tốt nhất theo bình chọn của Tạp chí Forbes (Mỹ). Sau hơn một năm trở thành Công ty niêm yết, ngày 20/2/2020, POW chính thức lọt vào top VN30, trở thành một Blue-Chip trên HOSE. Có được thành công hôm nay, đó là nhờ sự cống hiến, chia sẻ của nhiều thế hệ lãnh đạo PVPower, đặc biệt là đội ngũ công nhân lành nghề và kỹ sư chuyên nghiệp. Tập thể lãnh đạo và người lao động PV Power xin tri ân và luôn trân trọng đóng góp của những thế hệ đi trước. Hiện nay, trước xu thế năng lượng hoá thạch trong nước ngày càng cạn kiệt, tiềm năng thuỷ điện của nước ta không còn đáng kể. Lãnh đạo PV Power xác định chiến lược phát triển Tổng công ty trong giai đoạn mới phải là năng lượng xanh, sạch, bền vững. Trọng tâm phát triển, bên cạnh cụm dự án Miền Trung sử dụng mỏ Cá Voi Xanh, là các cụm khí điện LNG nhập khẩu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Mà trước hết là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3,4 dự kiến khởi công vào đầu năm 2021. Với truyền thống đoàn kết, với tiềm lực hiện nay, cùng với sự đồng lòng của người lao động, PV Power khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực vượt khó, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, góp phần phát triển kinh tế đất nước, phục vụ đời sống nhân dân; cùng PVN và EVN xây dựng nền công nghiệp điện ngày càng vững mạnh.
;

Bài liên quan