Thứ sáu, 28/05/2021 | 15:00

PV Power hoàn thành 44% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 ngay trong quý I

Theo báo cáo tài chính đã công bố, PV Power đạt doanh thu thuần hợp nhất 7.661 tỷ đồng trong quý I/2021. Lợi nhuận trước thuế 677 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

PV Power hoàn thành 44% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 ngay trong quý I

PV Power hoàn thành 44% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 ngay trong quý I

Theo báo cáo tài chính đã công bố, PV Power đạt doanh thu thuần hợp nhất 7.661 tỷ đồng trong quý I/2021. Lợi nhuận trước thuế 677 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Kế hoạch kinh doanh năm 2021 "có phần thận trọng" Báo cáo tại cuộc họp cổ đông thường niên năm 2021 vừa tổ chức, ông Hồ Công Kỳ - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PVPower) thừa nhận kế hoạch kinh doanh năm 2021 được đặt ra có phần thận trọng. Năm 2020, PV Power sản xuất 19.166 triệu kWh, với tổng doanh thu đạt 30.246 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.875 tỷ đồng. Các chỉ tiêu dù tăng trưởng âm so với năm 2019 nhưng đều vượt so với kế hoạch đã điều chỉnh hồi giữa năm. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận vẫn được PV Power giữ nguyên và vẫn vượt 20%. Trong khi đó, bản kế hoạch kinh doanh năm 2021 đề ra mục tiêu sản lượng 18.700 triệu kWh. Kế hoạch doanh thu dự kiến 28.403,6 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.548,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 6% và hơn 46% so với thực hiện năm 2020.
kế hoạch kinh doanh năm 2020 của pv power
Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của PV Power
Ngoài ra, theo báo cáo tài chính đã công bố, PV Power đạt doanh thu thuần hợp nhất 7.661 tỷ đồng  trong quý I/2021. Lợi nhuận trước thuế 677 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, kế hoạch lợi nhuận cũng đã hoàn thành được gần 44% trong quý đầu tiên của năm. Giải thích cụ thể với các cổ đông, Chủ tịch HĐQT PV Power  cũng cho biết năm 2021 công ty sẽ vẫn có nhiều khó khăn. Các nhà máy Cà Mau 1&2 và nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đều tới giai đoạn đại tu phải dừng máy 45-50 ngày, trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng điện của tổng công ty. Yếu tố thứ hai là xu hướng giá dầu khó lường. Kế hoạch kinh doanh dựa trên dự đoán giá dầu ở mức 65-70 USD. Với giá đầu vào ở mức cao, huy động nhà máy điện khí sẽ ở mức độ dè chừng. "Chúng tôi đặt kế hoạch thận trọng nhưng khẳng định nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận năm 2021”, chủ tịch PV Power cũng nhấn mạnh. Cổ tức 2% đã là nỗ lực, dự án Nhiệt điện Nhơn trạch 3&4 đang giải phóng mặt bằng
 PV Power trình phương án phân phối lợi nhuận với tỷ lệ cổ tức năm 2020 và dự kiến năm 2021 đều là 2%
PV Power trình phương án phân phối lợi nhuận với tỷ lệ cổ tức năm 2020 và dự kiến năm 2021 đều là 2%
Tại Đại hội, ông Hồ Công Kỳ cũng khẳng định PV Power phấn đầu tiếp tục duy trì mức cổ tức năm 2021 ở mức 2%, tương tự năm trước. Với mức vốn điều lệ gần 23.419 tỷ đồng, số tiền chi trả cổ tức của tổng công ty xấp xỉ 468 tỷ đồng. Sau khi trích quỹ đầu tư phát triển (1.381 tỷ đồng), quỹ khen thưởng phúc lợi (166 tỷ đồng), quỹ thưởng quản lý (2,6 tỷ đồng) và cổ tức, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2020 là 1.028 tỷ đồng. Trả lời câu hỏi của cổ đông về kế hoạch cổ tức giai đoạn 2022-2025, đại diện PV Power cho biết tỷ lệ cụ thể sẽ phụ thuộc kết quả kinh doanh hàng năm. Tuy nhiên, tinh thần của ban lãnh đạo là cố gắng duy trì tỷ lệ năm 2020 nếu không có các yếu tố bất thường.   Theo ông Hồ Công Kỳ, quyết định chi trả cổ tức 2% là nỗ lực lớn của công ty và dựa trên sự cân đối lợi ích trước mắt và tương lai của cổ đông. “Cổ đông phải chấp nhận những năm đang đầu tư tỷ lệ cổ tức chỉ ở mức độ vừa phải, thậm chí có những năm chấp nhận dừng cổ tức lại để mang lại hiệu quả cao nhất của cổ đông trong tương lai”, Chủ tịch PV Power cũng cho biết thêm. Với nhiều dự án quy mô lớn, PV Power đang đứng trước nhu cầu vốn rất lớn cho đầu tư phát triển. Trong khi, theo lãnh đạo công ty, quỹ đầu tư phát triển của công ty hiện chưa lớn do phần lợi nhuận tích lũy các năm trước đây đã trả về nhà nước sau khi PV Power cổ phần hóa năm 2018. Năm 2021, PV Power đặt mục tiêu khởi công dự án Nhơn trạch 3&4. Đây là dự án điện khí có công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD trong đó cơ cấu vốn vốn chủ sở hữu 25% tương đương 8.000 tỷ đồng, còn vốn vay 28.000 tỷ đồng. Theo ông Hồ Công Kỳ, về việc thu xếp nguồn vốn, công ty sẽ vay cả tín dụng người mua và vay thương mại bằng VND và USD. PV Power đang trong giai đoạn cuối để chốt khoản vay. Về tình hình triển khai dự án, công ty đã xong hợp đồng mua bán điện và mua bán khí. Gần nhất, vào ngày 6/5, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết chỉ còn 7,5 ha còn những vấn đề cần xử lý. Phía địa phương đang phê duyệt đơn giá đền bù cho phần diện tích này, dự kiến tháng 5 hoàn tất thủ tục chi trả. Trong 18 gói thầu, hiện hoàn thành 8 gói thầu lựa chọn được nhà thầu. Giá trị trúng thầu giảm 27% so với giá trị gói thầu. Gói thầu EPC dự kiến đóng thầu và  nộp thầu vào tháng 7/2021, có thể gia hạn nếu có lợi cho dự án nhưng sẽ vẫn giữ mục tiêu khởi công cuối năm 2021. Ngoài dự án trên, PV Power còn là chủ đầu tư dự án thủy điện Luang Prabang. Tổng công ty đã đạt được thỏa thuận với cổ đông phía Lào về việc PV Power tham gia với tỷ lệ 10% vốn điều lệ từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thái Lan với tài sản đảm bảo khoản vay là cổ phần công ty dự án thủy điện Luang Prabang trong tương lai. Liên quan đén việc xúc tiến đầu tư, năm 2020, doanh nghiệp điện này còn hoàn thành báo cáo đánh giá đầu tư và làm việc với UBND tỉnh Cà Mau về đề xuất giao chủ trì đầu tư dự án, kiến nghị cấp thẩm quyền bổ sung dự án Nhà máy điện khí LNG Cà Mau 3 công suất 1500 MW vào quy hoạch điện VII, dự án kho cảng LNG Nam Du công suất từ 3,0 Tr.tấn - 6,0 Tr.tấn LNG/năm vào quy hoạch phát triển công nghiệp khí Việt Nam. Ngoài dự án năng lượng, PVPower cũng đang nghiên cứu dự án trụ sở (lựa chọn địa điểm, hình thức đầu tư, xây dựng phương án cân đối/thu xếp vốn). Theo đại diện Ban Kiểm soát PV Power, tổng công ty cần chú trọng đến công tác cân đối và các giải pháp để cân đối dòng tiền trong ngắn hạn và dài hạn. Tình hình nhà máy điện Nhơn trạch 1 được giao Qc thấp, công tác đàm phán phụ lục hợp đồng PPA Cà Mau khó khăn, nhu cầu vốn lớn để tạm ứng hợp đồng EPC Nhơn trạch 3,4 và đầu tư một số dự án khác như đầu tư trụ sở… càng khiến công tác này phải được quan tâm hơn. Công nợ với EVN/EPTC: Quyết tâm hoàn tất vào tháng 6/2020 Liên quan đến khoản phải thu tồn đọng với công ty mua bán điện EVN EPTC đã kéo dài vài năm gần đây, lãnh đạo PV Power cho biết  hai bên đang trong giai đoạn đàm phán. Tại thời điểm 31/12/2020, khoản phải thu EVN/EPTC là 5.687 tỷ đồng. Ngoài nợ tiền điện Cà mau là 3.483 tỷ đồng, Nợ tiền điện Nhơn trạch 1 là 457 tỷ đồng, nợ tiền điện Vũng Áng là 1.747 tỷ đồng, khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi là 826 tỷ đồng. Vẫn còn những khác biệt nhưng tổng công ty sẽ giải quyết quyết liệt và phấn đầu hoàn thành trong tháng 6/2020, giải quyết song song các tồn tại và hoàn nhập các khoản dự phòng và không còn phát sinh khoản công nợ đối với EVN. Giải thích cụ thể về khoản phải thu vướng mắc với phía EVN, ông Kỳ cho biết Hợp đồng mua bán điện Cà Mau 1&2 được ký năm 2008 giữa EVN và PVN (khi đó là chủ đầu tư dự án) và chuyển đổi cho PV Power sau này. Hợp đồng mua bán điện hiện hữu vẫn còn nguyên hiệu lực. Các giao dịch thanh toán diễn ra bình thường cho đến tháng 2/2018. Khi đó EVN đơn phương giữ lại chênh lệch tỷ giá phí công suất dự án Cà Mau, bình quân 60 tỷ đồng/tháng.Sau thời gian nỗ lực làm việc, năm 2020, EVN đã có hai lần chuyển trả 1.300 tỷ đồng (phần chênh lệch phí công suất từ tháng 2/2018 đến hết năm 2019). Hiện EVN tiếp tục giữ lại hàng tháng 60 tỷ đồng với số tiền 834 tỷ đồng, tính đến tháng 3/2021. Theo lý giải của chủ tịch PV Power, phía EVN  muốn tạo áp lực để tổng công ty phải hoàn thành việc chuyển đổi hợp đồng mua bán điện của dự án Cà Mau để tham gia thị trường điện. Sự khác biệt giữa hai bên đang dần thu hẹp còn 5 vấn đề: tỷ giá chuyển đổi phí công suất, tỷ lệ huy động, số giờ hoạt động tối đa một năm (Tmax), thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng chuyển đổi, chi phí O&M mới. Hiện hai bên đã thống nhất về tỷ lệ huy động, cơ bản thống nhất áp dụng tỷ giá  22.950 đồng/USD theo ý kiến của Ủy ban quản lý vốn và Tmax có thể chấp nhận ở mức 6.000 giờ. Đối với 2 vấn đề còn lại, PV Power đề nghị đàm phán chuyển đổi ngày nào cũng sẽ là ngày hiệu lực. Về chi phí O&M, PV Power đề nghị áp dụng theo Thông tư 57 cho cả thành phần O và M chứ không tách riêng ra từng loại. Nếu không, PV Power sẽ thiệt khoảng 200 – 300 tỷ đồng/năm. Đây là vấn đề rất lớn. Ban lãnh đạo hi vọng 2 sự khác biệt này sẽ được giải quyết trong tháng 6/2021. Khi đó, PV Power sẽ giải quyết xong tồn tại và được hoàn nhập các dự phòng mà năm 2020 đã trích. Ban lãnh đạo hi vọng không còn phát sinh nợ xấu EVN từ dự án trên. Tại đại hội, PV Power còn trình cổ đông thông qua thay đổi về nhân sự HĐQT. Cụ thể, biểu quyết để miễn nhiệm chức danh thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2023 đối với bà Nguyễn Hoàng Yến. Đồng thời,  bà Nguyễn Hoàng Yến là nhân sự được bầu là làm Thành viên HĐQT. Ông Vũ Chí Cường bầu vào vị trí vị trí thành viên độc lập HĐQT. Cả hai nhân sự đều do PVN đề cử. Ông Cường hiện là phó tổng giám đốc của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Các tờ trình tại đại hội đều được thông qua. Với khối lượng giao dịch tăng mạnh trong một năm trở lại đây (bình quân 11 triệu cổ phiếu/phiên trong 10 phiên gần đây), số lượng cổ đông của PV Power tại ngày chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên lần  này đã vọt lên hơn 44.200 nhà đầu tư, gấp 2,7 lần lượng cổ đông một năm trước đó.
;
Từ khóa: Báo chí với PV Power

Bài liên quan