Đúng 11h sáng ngày 6/1/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố khánh thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy hiện đại đầu tiên của ngành dầu khí VN.
Nhiều nhận xét cho rằng sự kiện này mang ý nghĩa trọng đại, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn mở đường cho sự hình thành ngành công nghiệp lọc dầu VN và tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được Chính phủ giao cho Tập đoàn dầu khí VN (PVN) triển khai thực hiện tại Khu kinh tế Dung Quất huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất 6,5 triệu tấn sản phẩm/năm, đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu cả nước.
Nhiều nhận xét cho rằng sự kiện này mang ý nghĩa trọng đại, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn mở đường cho sự hình thành ngành công nghiệp lọc dầu VN và tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được Chính phủ giao cho Tập đoàn dầu khí VN (PVN) triển khai thực hiện tại Khu kinh tế Dung Quất huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất 6,5 triệu tấn sản phẩm/năm, đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu cả nước.
Trong phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Phùng Đình Thực Tổng giám đốc PVN cho rằng: Với việc hoàn thành xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, PVN đã hoàn tất khâu cuối cùng trong hệ thống công nghiệp dầu khí từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến chế biến lọc hoá dầu, mở ra giai đoạn phát triển mới toàn diện cho PVN.
Sau lọc dầu sẽ là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, trong kế hoạch sẽ có nhiều nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô được xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất, không chỉ biến nơi đây thành trung tâm lọc hoá dầu lớn, mà còn hoàn chỉnh ngành công nghiệp lọc hoá dầu, đưa công nghiệp dầu khí vào giai đoạn phát triển mới.
Các cán bộ kỹ thuật của VN đến nay đã làm chủ hầu hết các quá trình vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều đó đã chứng tỏ trình độ và khả năng tiếp quản vận hành của đội ngũ cán bộ, người lao động VN, khẳng định VN hoàn toàn đủ khả năng điều hành và sở hữu những nhà máy lọc dầu hiện đại hàng đầu thế giới và khởi đầu 1 ngành công nghiệp lọc hoá dầu đẳng cấp quốc tế.
Từ những bài học thực tiễn trong quá trình đầu tư xây dựng đến quản lý vận hành sẽ là những kinh nghiệm quý giá để PVN tiếp tục trọng trách của mình tiến tới xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 tại Nghi Sơn (Thanh Hoá), số 3 tại Long Sơn (Bà Rịa- Vũng Tàu), đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Lựa chọn địa điểm đúng đắn
Trong các bài phát biểu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực, Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi Nguyễn Hoà Bình, tất cả đều khẳng định việc lựa chọn Dung Quất (Quảng Ngãi) làm địa điểm đầu từ Nhà máy lọc dầu là quyết định đúng đắn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Việc đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh trong chiến lược phát triển nhanh của Quảng Ngãi, miền Trung và cả nước ta, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, khẳng định lựa chọn địa điểm và quyết định đầu tư là đúng đắn.
Hiện nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang là hạt nhân công nghiệp tại khu vực miền Trung, tạo đà cho sự phát triển toàn diện các ngành công nghiệp và kinh tế khu vực, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng miền của đất nước.
Ông Phùng Đình Thực cũng khẳng định: Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngoài việc đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, giảm bớt nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, còn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với doanh số hàng năm dự kiến đạt trên 75.000 tỷ đồng, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu dịch vụ của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung, đưa kinh tế của Quảng Ngãi phát triển nhảy vọt, vươn lên tỉnh có thu ngân sách cao trong cả nước, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.400 lao động trực tiếp trong Nhà máy và hàng vạn lao động trong các ngành phụ trợ khác.
Với ông Nguyễn Hoà Bình thì việc đầu tư vào Dung Quất khẳng định sự đúng đắn và sáng suốt của Trung ương. Trong phát biểu, ông đặc biệt cảm ơn đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt người đã nhất quán và quyết tâm đầu tư Nhà máy lọc dầu tại Dung Quất (Quảng Ngãi).
Theo ông Bình, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên giàu tiềm năng nhưng vẫn khó khăn. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã góp phần làm tăng trưởng đột biến GDP Quảng Ngãi, thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại, biến 1 tỉnh thuần nông thành tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến. Diện mạo của vùng đất khô cằn đã bước đầu trở thành khu công nghiệp thực thụ. Nhà máy đã góp phần tạo công ăn việc làm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, bước đầu tham gia có hiệu quả nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân không chỉ ở Dung Quất mà còn ở các vùng sâu vùng xa khác của Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận. Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các nhà máy sau lọc dầu đã tạo ra nhu cầu công nghiệp phụ trợ cho lọc hoá dầu, nhu cầu cung ứng các dịch vụ cao cấp, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, biến Quảng Ngãi trở thành đầu tầu của kinh tế khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Giá trị quyết toán thấp hơn tổng vốn đầu tư
Theo quyết toán của PVN giá trị đầu tư Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 43.000 tỷ đồng, tương đương với 2,2 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số hơn 3 tỷ USD tổng vốn đầu tư được Chính phủ phê duyệt.
Ông Thực cho biết, công tác quyết toán được PVN triển khai với tinh thần khẩn trương và đã hoàn thành với giá trị quyết toán thấp hơn tổng mức đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, không xảy ra lãng phí thất thoát. Việc hoàn thành quyết toán công trình có vốn đầu tư lớn chỉ sau 6 tháng kể từ ngày bàn giao, sớm hơn quy định là kết quả rất tốt hiếm thấy ở các công trình xây dựng lớn từ trước đến nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quyết toán vẫn chưa được thẩm định phê duyệt, nhưng theo báo cáo chỉ có 43.000 tỷ đồng tương đương 2,2 tỷ USD so với hơn 3 tỷ USD tổng vốn được phê duyệt thì đây là tin vui bởi nó không chỉ góp phần tiết kiệm vốn mà còn làm tăng hiệu quả của dự án.
Sau khánh thành, PVN tiếp tục kế hoạch nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu lên 10 triệu tấn/năm và đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tại Khu kinh tế Dung Quất.
Sau lọc dầu sẽ là phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, trong kế hoạch sẽ có nhiều nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô được xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất, không chỉ biến nơi đây thành trung tâm lọc hoá dầu lớn, mà còn hoàn chỉnh ngành công nghiệp lọc hoá dầu, đưa công nghiệp dầu khí vào giai đoạn phát triển mới.
Các cán bộ kỹ thuật của VN đến nay đã làm chủ hầu hết các quá trình vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều đó đã chứng tỏ trình độ và khả năng tiếp quản vận hành của đội ngũ cán bộ, người lao động VN, khẳng định VN hoàn toàn đủ khả năng điều hành và sở hữu những nhà máy lọc dầu hiện đại hàng đầu thế giới và khởi đầu 1 ngành công nghiệp lọc hoá dầu đẳng cấp quốc tế.
Từ những bài học thực tiễn trong quá trình đầu tư xây dựng đến quản lý vận hành sẽ là những kinh nghiệm quý giá để PVN tiếp tục trọng trách của mình tiến tới xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 tại Nghi Sơn (Thanh Hoá), số 3 tại Long Sơn (Bà Rịa- Vũng Tàu), đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.
Lựa chọn địa điểm đúng đắn
Trong các bài phát biểu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực, Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi Nguyễn Hoà Bình, tất cả đều khẳng định việc lựa chọn Dung Quất (Quảng Ngãi) làm địa điểm đầu từ Nhà máy lọc dầu là quyết định đúng đắn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Việc đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh trong chiến lược phát triển nhanh của Quảng Ngãi, miền Trung và cả nước ta, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, khẳng định lựa chọn địa điểm và quyết định đầu tư là đúng đắn.
Hiện nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang là hạt nhân công nghiệp tại khu vực miền Trung, tạo đà cho sự phát triển toàn diện các ngành công nghiệp và kinh tế khu vực, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng miền của đất nước.
Ông Phùng Đình Thực cũng khẳng định: Nhà máy lọc dầu Dung Quất ngoài việc đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, giảm bớt nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, còn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với doanh số hàng năm dự kiến đạt trên 75.000 tỷ đồng, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu dịch vụ của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung, đưa kinh tế của Quảng Ngãi phát triển nhảy vọt, vươn lên tỉnh có thu ngân sách cao trong cả nước, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.400 lao động trực tiếp trong Nhà máy và hàng vạn lao động trong các ngành phụ trợ khác.
Với ông Nguyễn Hoà Bình thì việc đầu tư vào Dung Quất khẳng định sự đúng đắn và sáng suốt của Trung ương. Trong phát biểu, ông đặc biệt cảm ơn đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt người đã nhất quán và quyết tâm đầu tư Nhà máy lọc dầu tại Dung Quất (Quảng Ngãi).
Theo ông Bình, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên giàu tiềm năng nhưng vẫn khó khăn. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã góp phần làm tăng trưởng đột biến GDP Quảng Ngãi, thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại, biến 1 tỉnh thuần nông thành tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến. Diện mạo của vùng đất khô cằn đã bước đầu trở thành khu công nghiệp thực thụ. Nhà máy đã góp phần tạo công ăn việc làm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, bước đầu tham gia có hiệu quả nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân không chỉ ở Dung Quất mà còn ở các vùng sâu vùng xa khác của Quảng Ngãi và các tỉnh lân cận. Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các nhà máy sau lọc dầu đã tạo ra nhu cầu công nghiệp phụ trợ cho lọc hoá dầu, nhu cầu cung ứng các dịch vụ cao cấp, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, biến Quảng Ngãi trở thành đầu tầu của kinh tế khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Giá trị quyết toán thấp hơn tổng vốn đầu tư
Theo quyết toán của PVN giá trị đầu tư Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 43.000 tỷ đồng, tương đương với 2,2 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với con số hơn 3 tỷ USD tổng vốn đầu tư được Chính phủ phê duyệt.
Ông Thực cho biết, công tác quyết toán được PVN triển khai với tinh thần khẩn trương và đã hoàn thành với giá trị quyết toán thấp hơn tổng mức đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, không xảy ra lãng phí thất thoát. Việc hoàn thành quyết toán công trình có vốn đầu tư lớn chỉ sau 6 tháng kể từ ngày bàn giao, sớm hơn quy định là kết quả rất tốt hiếm thấy ở các công trình xây dựng lớn từ trước đến nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng quyết toán vẫn chưa được thẩm định phê duyệt, nhưng theo báo cáo chỉ có 43.000 tỷ đồng tương đương 2,2 tỷ USD so với hơn 3 tỷ USD tổng vốn được phê duyệt thì đây là tin vui bởi nó không chỉ góp phần tiết kiệm vốn mà còn làm tăng hiệu quả của dự án.
Sau khánh thành, PVN tiếp tục kế hoạch nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu lên 10 triệu tấn/năm và đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tại Khu kinh tế Dung Quất.
Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 ha- tương đương 1.200 sân bóng đá; hơn 150 ngàn tấn vật tư, thiết bị- tương đương với 1 triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến TP HCM, gần 17 ngàn tấn thép các loại, đủ để xây dựng 2 tháp Eiffel; và một nhà máy điện công suất trên 100 mê ga Oat đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi... |
(Theo Năng lượng Dầu khí)