Ngày 23/12/2010, tại Đà Nẵng, Hội đồng Khoa học – Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Kỳ họp thứ VI (kỳ họp kết thúc nhiệm kỳ) của Hội đồng Khoa học – Công nghệ Tập đoàn nhiệm kỳ 2008-2010. Hội do đồng chí Nguyễn Văn Minh,Hàm Phó Tổng Giám đốc PVN, Chủ tịch Hội đồng KHCN PVN Chủ trì và các đồng chí: Lê Phước Hảo, Phan Tiến Viễn Phó Chủ tịch Hội đồng, Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng Giám đốc PVN phụ trách KHCN đồng chủ trì.
Đoàn cán bộ KHCN của PV Power do Phó Tổng Giám đốc PV Power Phạm Xuân Trường làm Trưởng đoàn tham dự kỳ họp và đã có bài tham luận tại Hội nghị. Dưới đây là nội dung bài tham luận:
Báo cáo công tác khoa học công nghệ Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
1.Thực trạng công tác KHCN PV Power:
Công tác KHCN của PVPower tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu:
-Trong công tác đầu tư xây dựng: Đảm bảo lựa chọn được những công nghệ sản xuất điện hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và phù hợp điều kiện nguồn nhiên liệu, yêu cầu điều độ của hệ thống điện và điều kiện của VN.
-Trong công tác vận hành các nhà máy điện: Làm chủ công nghệ và thiết bị các nhà máy điện, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, tối ưu hóa chi phí vận hành, sửa chữa.
-Trong công tác bảo trì, sửa chữa: Thực hiện tốt các quy trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa, hạn chế tối đa việc thuê các công ty nước ngoài trong công tác sửa chữa định kỳ các nhà máy.
-Trong công tác quản lý: Ứng dụng CNTT, đảm bảo quản lý khoa học và hiệu quả các nhà máy, dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Tổ chức hoạt động KHCN PVPower
PVPower đã thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi và ban hành các quy định liên quan tới công tác KHCN và sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa SXKD như sau:
-Thành lập Hội đồng SKCTKT theo Quyết định số 978/QĐ-ĐLDK ngày 23/12/2008.
-Phê duyệt và ban hành “Quy định về quản lý hoạt động SKCTKT” tại quyết định số 402/QĐ-ĐLDK ngày 04/5/2009 và sửa đổi theo Quyết định số 517/QĐ-ĐLDK ngày 28/6/2010.
-Phê duyệt và ban hành “Quy chế quản lý hoạt động NCKH” tại Quyết định số 518/QĐ-ĐLDK ngày 28/6/2010.
-Về nguồn nhân lực của Tổng công ty: CBCNV có trình độ đại học 63%, thạc sĩ 6%, tiến sĩ 0,4 %.
Các tồn tại
-Nhận thức về vai trò và vị trí của KHCN còn hạn chế.
-Chưa hoàn toàn làm chủ các công nghệ sản xuất điện, đặc biệt công tác tư vấn thiết kế, bảo trì sửa chữa các nhà máy điện.
-Chưa có đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất điện.
-Cơ sở vật chất phục vụ công tác KHCN còn hạn chế.
2. Kết quả thực hiện công tác KHCN PV Power:
Trong công tác đầu tư xây dựng
-Lựa chọn công nghệ tuabin khí phù hợp cho các nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn trạch 2 và Nhơn Trạch 1
-Làm việc với tư vấn chuyên ngành để có thể lựa chọn công nghệ phù hợp cho dự án nhiệt điện Thái Bình 2.
-Làm việc với Impsa để lựa chọn công nghệ cho tuabin gió dự án phong điện Phú Quý.
Trong công tác vận hành, sửa chữa các nhà máy điện
-Tiếp quản làm chủ hoàn toàn công tác vận hành các NMĐ Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1.
-Tổ chức thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy điện. Năm 2010 đã tổ chức thành công công tác đại tu NMĐ Cà Mau 1, kết quả sau đại tu công suất nhà máy tăng 18MW, tiến độ rút ngắn 02 ngày.
Công tác NCKH, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa SXKD: số lượng SKCTKT tăng cả về số lượng và giá trị. Hàng năm kinh phí NCKH của Tổng công ty theo kế hoạch là 02 tỷ VNĐ.
3. Nhiệm vụ và giải pháp đột phá trong công tác KHCN:
Nhiệm vụ trọng tâm:
-Tập trung nghiên cứu, nắm vững và làm chủ công nghệ sản xuất điện: điện khí, LNG, điện than, thủy điện, điện gió, địa nhiệt.
-Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất điện
-Áp dụng các thành tựu mới nhất của KHCN trong lĩnh vực thiết kế, quản lý.
-Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lý.
-Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên gia theo hướng chuyên sâu đối với các chuyên ngành I&C, cơ khí, công nghệ, cơ điện tử và điện.
-Xây dựng chính sách phục vụ công tác KHCN
-Liên danh, liên kết với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước