Trong 10 năm đổi mới sắp xếp và phát triển mô hình Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, vướng mắc nổi cộm nhất của PVN và bài học rút ra trong đổi mới phát triển doanh nghiệp là gì? Thưa ông?
Mỏ Bạch Hổ (XNLD VietsovPetro) hiện có hơn 20 giàn khoan khai thác dầu
đang hoạt động với hơn 100 giếng khoan khai thác và bơm ép. Ảnh: TTXVN.
Năm 2007, với mục đích thực hiện đầu tư đa ngành cũng như tạo đà, dẫn dắt cho việc hình thành một số ngành mới, PVN đã đầu tư khoảng 800 tỷ đồng thành lập một số công ty cổ phần. Mặc dù số vốn của PVN tại các công ty cổ phần này vẫn rất nhỏ nhưng nhận thấy việc đầu tư tài chính quá phân tán là không cần thiết nên đến nay, PVN đã thoái vốn ở các công ty này và chuyển giao cho các công ty thành viên chuyên ngành quản lý.
Trong thời gian tới, bốn lĩnh vực mũi nhọn - hoạt động cốt lõi mà PVN tập trung gồm: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước; chế biến dầu khí - hóa dầu dầu khí (lọc hóa dầu, sản xuất phân đạm, hóa dầu, sản xuất nhiên liệu sinh học, đầu tư các nhà máy nhiệt điện khí, các dạng năng lượng sạch khác và các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành dầu khí (khoan, hóa phẩm khoan, vận chuyển khí). Với định hướng này, PVN sẽ chỉ giữ lại một tổng công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn của Tập đoàn là Tổng Công ty Khoan thăm dò và Khai thác dầu khí; còn lại sẽ thoái vốn ở các mức độ khác nhau tại các tổng công ty, đơn vị còn lại.
(Theo Báo Tin tức)