Thứ bảy, 22/01/2011 | 06:25

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các công trình trọng điểm

Trong năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa quốc gia. Đây là những công trình sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế không chỉ 1 vùng mà là động lực cho những ngành kinh tế trọng điểm của cả nước.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các công trình trọng điểm

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các công trình trọng điểm

Trong năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa quốc gia. Đây là những công trình sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế không chỉ 1 vùng mà là động lực cho những ngành kinh tế trọng điểm của cả nước.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất



Đây là dự án năng lượng lớn, không những có ý nghĩa quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Được xây dựng tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, trên một diện tích hơn 200ha, bao gồm các dự án: Đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau; các nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2; Nhà máy Đạm Cà Mau cùng các công trình công nghiệp quan trọng khác của địa phương như: Cơ sở hạ tầng phụ trợ và khu dân sinh phục vụ tái định cư, KĐTM cho CBNV trong KCN.

Nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 (tổng mức đầu tư trên 860 triệu USD) có tổng công suất 1500MW do TCty Lắp máy Việt Nam làm tổng thầu EPC và nhà thầu Siemens (Đức) cung cấp thiết bị nhà máy chính, sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình hỗn hợp thế hệ mới có khả năng cung cấp trên 9 tỷ KWh điện/năm, sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên khai thác từ ngoài khơi đưa về qua hệ thống đường ống PM3 - Cà Mau.Nhà máy điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 (tổng mức đầu tư trên 860 triệu USD) có tổng công suất 1500MW do TCty Lắp máy Việt Nam làm tổng thầu EPC và nhà thầu Siemens (Đức) cung cấp thiết bị nhà máy chính, sử dụng công nghệ tua-bin khí chu trình hỗn hợp thế hệ mới có khả năng cung cấp trên 9 tỷ KWh điện/năm, sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên khai thác từ ngoài khơi đưa về qua hệ thống đường ống PM3 - Cà Mau.
Hệ thống đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau - đường ống dẫn khí lần đầu tiên được nhà thầu Việt Nam là Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô làm tổng thầu EPC - dài trên 300km với công suất vận chuyển hơn 2 tỷ m3 khí/năm, tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD.

Các công trình này đã được vận hành thương mại trong mùa khô 2007 - 2008 góp phần hạn chế những thiếu hụt về điện của cả nước trong năm 2008. Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội cho khu vực miền Tây Nam bộ, đặc biệt là tỉnh Cà Mau.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ



Đây là giàn đầu giếng hiện đại và lớn nhất từ trước tới nay được thi công chế tạo tại Việt Nam. Tập thể kỹ sư, công nhân của Cty PTSC và các chuyên gia của Cty J.Ray McDermott (một Cty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo và lắp đặt các công trình dầu khí) đã chế tạo khối thượng tầng này trên cơ sở sử dụng phương tiện thi công và cơ sở vật chất sẵn có của PTSC. Giàn WHP-A bao gồm ba sàn công nghệ chính và tháp đuốc được Cty Kellog Brown & Root (KBR) thiết kế với mức độ tự động hóa hoàn toàn, nặng khoảng 1.900 tấn bao gồm 1.000 tấn kết cấu thép, 300 tấn hệ thống đường ống công nghệ và 600 tấn thiết bị.

Sau khi được lắp đặt tại mỏ, giàn công nghệ đầu giếng tiếp nhận dầu từ 17 giếng khai thác chuyển về tàu chứa và xử lý dầu thông qua hệ thống đường ống nội mỏ. Việc thực hiện thành công giàn công nghệ đầu giếng WHP-A cho Cty Liên doanh điều hành chung Cửu Long (CLJOC) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho Cty PTSC mà còn là cơ hội để đội ngũ cán bộ và công nhân của Cty được tiếp cận và làm quen với thiết kế hiện đại, biện pháp thi công và quản lý dự án tiên tiến được áp dụng trong ngành công nghiệp dầu khí thế giới. Đây là mốc quan trọng trong quá trình thực hiện dự án "thiết kế, mua sắm, chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử giàn công nghệ đầu giếng WHP-A, hệ thống đường ống ngầm và hệ thống kết nối đầu ống nằm trong dự án phát triển mỏ Sư Tử Đen giai đoạn I của CLJOC.

(Theo Nang luong Dau khi)

;
Từ khóa: Hoạt động PVN

Bài liên quan