Thứ hai, 25/07/2022 | 17:05

Phát triển hệ thống điện theo hướng xanh, bền vững

Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo (NLTT) xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Tầm nhìn xanh được thể hiện rõ nét trong Dự thảo Quy

Phát triển hệ thống điện theo hướng xanh, bền vững

Phát triển hệ thống điện theo hướng xanh, bền vững

Việt Nam đang triển khai những bước đầu của việc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo (NLTT) xanh, sạch hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Tầm nhìn xanh được thể hiện rõ nét trong Dự thảo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang được hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
tỷ lệ nguồn điện tái tạo gia tăng đáng kể trong cơ cấu công suất hệ thống điện. Ảnh: nhã chi
Tỷ lệ nguồn điện tái tạo gia tăng đáng kể trong cơ cấu công suất hệ thống điện. Ảnh: Nhã Chi
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công Thương nhấn mạnh thông tin này trong cuộc trò chuyện cùng Báo Đấu thầu.
phát triển hệ thống điện theo hướng xanh, bền vững ảnh 1
Ông Hoàng Tiến Dũng
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, xu thế dịch chuyển sang năng lượng xanh đang ngày càng rõ nét, nguồn NLTT có sự phát triển mạnh mẽ với chính sách khuyến khích của Chính phủ. Xin ông cho biết rõ hơn về sự chuyển dịch này? Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi ngành năng lượng theo tinh thần phát huy nội lực, đồng thời tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác phát triển. Trong đó, đã giảm dần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, ưu tiên phát triển các nguồn điện NLTT, năng lượng mới và sạch. Tính đến hết năm 2021, tổng công suất đặt các nguồn điện gió, điện mặt trời đạt 20.670 MW, chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Sản lượng điện từ nguồn điện này đã đạt 31,5 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Chính sách về NLTT đã huy động hiệu quả, kịp thời nguồn tài chính thương mại trong nước, quốc tế tham gia đầu tư vào NLTT, giảm gánh nặng đầu tư nguồn điện cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt, đối với các địa phương, phát triển NLTT đã góp phần khai thác hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, huy động nguồn lao động sẵn có và bổ sung nguồn ngân sách đáng kể cho địa phương. Việt Nam đã thực hiện các chính sách nào để trợ giúp quá trình chuyển dịch sang nguồn năng lượng xanh hơn, sạch hơn, thưa ông? Việt Nam đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm đạt mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với các định hướng chiến lược theo Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như các cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ngay sau Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. Đồng thời giao 8 nhóm nhiệm vụ để triển khai sâu rộng, quyết liệt. Với vai trò là cơ quan quản lý ngành năng lượng, trong những năm qua, Bộ Công Thương một mặt tham mưu, tư vấn xây dựng cơ chế chính sách về phát triển năng lượng, điện lực trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng đảm bảo năng lượng nói chung và điện năng nói riêng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, Bộ đã xây dựng, triển khai nhiều chương trình kế hoạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quy hoạch điện VIII. Tại Dự thảo, Bộ Công Thương đã nghiên cứu phát triển hệ thống điện Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, phù hợp với các cam kết tại COP26.
Đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả nhất định trong việc gia tăng tỷ lệ nguồn điện tái tạo trong cơ cấu công suất hệ thống điện, đồng thời có kế hoạch phát triển các nguồn điện ít phát thải hơn và chuyển đổi nhiên liệu trong thời gian tới. Ông có thể nói rõ hơn về tầm nhìn xanh của Việt Nam trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII? Trong bối cảnh công nghệ năng lượng mới nói chung và điện NLTT nói riêng ngày càng phát triển, chi phí sản xuất điện từ công nghệ năng lượng mới ngày càng cạnh tranh so với nguồn năng lượng truyền thống. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng các dự án điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí… dự kiến sẽ có nhiều rủi ro do yếu tố đầu vào bị tác động bởi tình hình quốc tế. Các nguồn NLTT được đánh giá giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không chỉ góp phần đảm bảo nguồn cung cấp điện năng cho đất nước với chi phí hợp lý mà còn mang lại hiệu quả cao cho ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, dịch vụ; gia tăng việc làm; tăng cường chuỗi cung ứng trong nước và thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo Quy hoạch điện VIII có định hướng chủ yếu là khai thác tối đa và hợp lý nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp trong nước cho sản xuất điện như nguồn khí tự nhiên, NLTT; giảm tối đa các nhà máy nhiệt điện than với mục tiêu giảm tối đa phát thải khí CO2, không phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030, xem xét chuyển đổi một số nguồn điện trong quy hoạch sử dụng than sang sử dụng LNG. Các nhà máy nhiệt điện than, khí sẽ chuyển dần sang dùng biomass, amoniac hoặc hydrogen khi các công nghệ đã được kiểm chứng và thương mại hóa. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nguồn điện gió, điện mặt trời, ưu tiên phát triển các dự án điện NLTT cấp điện trực tiếp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và dân sinh (ưu tiên sản xuất hydrogen, amoniac xanh, hóa chất,…), các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, điện sinh khối, điện chất thải rắn và NLTT khác; đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả… Dự thảo Quy hoạch điện VIII đề xuất chính sách như thế nào để giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đặt ra? Để có thể huy động nguồn NLTT tối ưu, chất lượng, đảm bảo mục tiêu phát triển đặt ra, Bộ Công Thương đang nghiên cứu một số giải pháp về chính sách và phát triển hạ tầng. Cụ thể, về chính sách, sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để hoàn chỉnh cơ chế chính sách, pháp luật về đầu tư, đấu thầu phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải phục vụ đấu nối. Trong đó, cơ chế phát triển NLTT chuyển dịch từ chính sách hỗ trợ ban đầu để thúc đẩy phát triển thị trường sang chính sách đấu thầu cạnh tranh khi quy mô, trình độ thị trường đã thay đổi, để thị trường quyết định giá công nghệ, giá điện nhằm phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi về công nghệ của thị trường thế giới. Về phát triển hạ tầng truyền tải, đầu tư xây dựng hệ thống điện đồng bộ với nguồn điện, có khả năng vận hành linh hoạt, tự động hóa cao từ khâu truyền tải đến khâu phân phối. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong đầu tư phát triển lưới điện để năng cao khả năng truyền tải, khả năng tích hợp các nguồn điện NLTT, từng bước hình thành lưới điện truyền tải thông minh…

Nguồn: Báo Đấu thầu

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan