Thứ tư, 26/01/2011 | 20:35

Ấn Độ - khả năng tiếp nhận công nghệ nguyên tử “xanh”

Nghe tới Super X Director (SXD), có thể nhiều người liên tưởng đến một trò chơi điện tử phổ biến nhưng thực ra đây là tên một công nghệ nguyên tử mới. Theo những người phát triển công nghệ này thì SXD có thể khắc phục cùng lúc hai vấn đề: vấn đề chất thải

Ấn Độ - khả năng tiếp nhận công nghệ nguyên tử “xanh”

Ấn Độ - khả năng tiếp nhận công nghệ nguyên tử “xanh”

Nghe tới Super X Director (SXD), có thể nhiều người liên tưởng đến một trò chơi điện tử phổ biến nhưng thực ra đây là tên một công nghệ nguyên tử mới. Theo những người phát triển công nghệ này thì SXD có thể khắc phục cùng lúc hai vấn đề: vấn đề chất thải phóng xạ và các nguy cơ liên quan tới sự phát triển lò phản ứng hạt nhân.

Swadesh Mahajan, một nhà vật lý gốc Ấn Độ ở trường Đại học Texas, cho biết : “ Đúng là chúng tôi đã lấy cái tên này từ những cuốn sách hài hước, tuy nhiên nó hoàn toàn không phải là truyện khoa học viễn tưởng”. Ông cũng chính là người đã thiết kế ra lò phản ứng hạt nhân kết hợp hai quá trình phân hạch hạt nhân và tổng hợp hạt nhân, trong đó SDX chính là bộ phận quan trọng nhất.

Hiện nay, người ta vẫn tạo ra năng lượng nguyên tử nhờ phản ứng phân hạch, từ đó sinh ra chất thải phóng xạ cũng như các vật liệu phân hạch có thể được dùng để tạo bom nguyên tử.

Nhóm nghiên cứu do ông Mahajan đứng đầu đã kết hợp quá trình phân hạch và quá trình tổng hợp hạt nhân (hay còn gọi là quá trình nhiệt hạch) trong một lò phản ứng, ở đó các hạt nơtron tạo ra trong quá trình nhiệt hạch được sử dụng để thúc đẩy và tăng tốc cho lò phản ứng phân hạch. Đây là lần đầu tiên người ta tạo ra được một lò phản ứng kết hợp như vậy.

Trong một buổi nói chuyện ở Delhi, ông Mahajan phát biểu: “Chúng tôi đã thiết kế nguồn nơtron giàu năng lượng, nhiều và ổn định cùng với một lò phản ứng kết hợp, ở đó nguồn nơtron của phản ứng nhiệt hạch và lò phản ứng phân hạch có thể tương tác với nhau một cách hiệu quả vừa giảm chất thải vừa tạo ra nhiên liệu. Từ đó chúng ta có thể hạn chế tối đa các nguy cơ liên quan tới việc phát triển năng lượng hạt nhân”. Ông cũng cho biết cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đang quan tâm tới công nghệ này tuy nhiên từ chối không đi vào chi tiết. Ông chỉ nói thêm rằng sẵn sàng cung cấp công nghệ này cho Ấn Độ.

Ông Mahajan đã tổ chức những buổi trao đổi với lãnh đạo cấp cao của Cục năng lượng nguyên tử Ân Độ, Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabha và Viện nghiên cứu Plasma, trong đó ông phát biểu: “Đây chính là công nghệ có thể biến Ấn Độ thành một cường quốc về năng lượng hạt nhân.”

Theo: VNEEP
;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan