Mặc dù tiềm năng của việc khai thác điện từ sóng biển đã được chứng minh nhưng cho đến nay các nhà máy điện dạng này mới chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ trong tổng số các nhà máy sản xuất điện trên toàn thế giới. Tuy vậy, điều này cũng đang bắt đầu chầm chậm thay đổi với nhiều hơn các nhà máy điện hoạt động bằng sóng biển được xây dựng trên các bãi biển. Ấn Độ là nước mới nhất áp dụng công nghệ sản xuất điện từ sóng biển với thông cáo rằng nhà máy đầu tiên được xây dựng với quy mô thương mại sẽ đặt ở bang Gurajat.
Theo một nghiên cứu của công ty Atlantis Resources Corporation, vịnh Kutch (một vịnh nhỏ trong Biển Ả Rập dọc theo bờ phía tây của Ấn Độ, ở bang Gujarat, dài 160km) có thể tạo được một lượng điện năng có công suất lên đến 300MW. Và Thống đốc bang Gurajat, Narenda Modi vừa mới công bố dự án xây dựng một máy điện hoạt động bắng sóng biển tại đây, với công suất dự kiến là 50MW.
Ảnh minh họa một nhà máy điện hoạt động bằng sóng biển.
Atlantis Resources Corporation hiện cũng đã có kế hoạch mở rộng các dự án sang Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong buổi hội thảo về năng lượng sạch tổ chức ở Singapore năm ngoái, giám đốc điều hành của Atlantis, ông Timothy Cornelius nói rằng, tổng công suất của nguồn điện năng từ sóng biển trên toàn thế giới sẽ vượt mức 300MW trong vài năm tới. Theo Cornelius, Trung Quốc sẽ là một thị trường lớn cho nguồn điện từ sóng biển. Nước này có tiềm năng lớn nhất thế giới và các bờ biển ở đây sẽ có thể tạo ra hơn 1.000 MW điện năng.
Theo: Tinhte