Thứ tư, 16/02/2011 | 20:04

Chiến lược mới của Ấn độ trong giảm phát thải khí nhà kính

Lượng khí thải carbon của Ấn Độ sẽ được giới hạn tương ứng chỉ còn bằng 10% lượng khí thải nhà kính của Mỹ hiện nay vào năm 2050. Điều này có thể đạt được thông qua sự gia tăng về năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.

Chiến lược mới của Ấn độ trong giảm phát thải khí nhà kính

Chiến lược mới của Ấn độ trong giảm phát thải khí nhà kính

Lượng khí thải carbon của Ấn Độ sẽ được giới hạn tương ứng chỉ còn bằng 10% lượng khí thải nhà kính của Mỹ hiện nay vào năm 2050. Điều này có thể đạt được thông qua sự gia tăng về năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.

Người đứng đầu trong cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ, ông Kirit Parkh cho biết: “Ấn Độ rất có khả năng để trở thành một nền kinh tế ít carbon nếu biết xử lý khối lượng sản xuất và tiêu thụ một cách hiệu quả”.

Ấn Độ đang là nước phát thải carbon dioxide lớn thứ ba trên thế giới. Thách thức đó đã gây sức ép lớn buộc phải giảm mức độ ô nhiễm để tăng trưởng kinh tế bền vững. Thời gian cho Ấn Độ kết thúc thời đại của điện được tạo ra dựa vào than đá sẽ không còn lâu nữa. Trong những thập niên sắp tới, sự gia tăng lạm phát trong nhu cầu năng lượng cần được đáp ứng một cách bền vững, tránh tăng nhiều lần trong phát thải khí nhà kính. Cũng theo ông Parkh, lượng phát thải carbon bình quân đầu người có thể được duy trì ở mức 2-2,5 triệu tấn vào năm 2050 nếu các mục tiêu đầy tham vọng về năng lượng của Chính phủ được thực hiện. Để điều này được thực hiện tốt thì phải cần nguồn ngân sách lớn cho sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân thay thế.

Hiện có khoảng 500 triệu người ở Ấn Độ vẫn chưa có điện để dùng. Do vậy, những nguồn năng lượng thay thế giàu tiềm năng như năng lượng mặt trời, hạt nhân và thủy điện sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu này. Mục tiêu của Ấn Độ là mở rộng các nhà máy điện mặt trời và điện hạt nhân lên 20 GW đến trước năm 2022.

Năng lượng tái tạo vẫn còn quá đắt tiền

Trở ngại chính để đạt được mục tiêu tái tạo là chi phí sản xuất của cả hai nhà máy điện hạt nhân và điện mặt trời quá cao. Giá của một kWh điện mặt trời được tạo ra là khoảng 13,70-18,80 rupee (0,28 USD). Chi phí sản xuất điện gió dao động 3,76-5,64 rupee/kWh, trong khi chi phí của nhiệt điện chỉ khoảng 1,70-2,60 rupee/kWh.

Ông Rajiv Arya, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng mặt trời Moser Baer (MOSR.BO) cho biết, năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đạt mức 3-4 tỷ USD trong đầu tư. Các khoản đầu tư năng lượng tái tạo khác cũng được đề nghị với một số tiền khoảng 10 tỷ USD.

Một báo cáo về chi phí của việc tạo ra một nền kinh tế ít carbon sẽ được đưa ra dựa trên bảng thống kê của ông Parkh. Các nghiên cứu sẽ so sánh chi phí sản xuất điện từ năng lượng mặt trời với điện từ than đá trong suốt thập kỷ tiếp theo (đến năm 2020). Vì các hồ chứa than ở Ấn Độ đang giảm với tốc độ nhanh chóng nên Chính phủ đã giới thiệu nhiều chiến lược nhằm sản xuất điện giá rẻ và sạch. Trong đó, Ấn Độ khuyến khích các nhà sản xuất năng lượng tái tạo đầu tư thêm 21 tỷ USD để hỗ trợ việc tăng nguồn năng lượng xanh. Nói cách khác, Ấn Độ đang hy vọng rằng các nhà đầu tư sẽ giúp họ làm cho năng lượng xanh sẽ chiếm 20% trong tổng số các nguồn năng lượng của đất nước. Ngược lại, họ cũng có chính sách cho vay đầu tư để các công ty trong ngành công nghiệp tái tạo có thể cạnh tranh dân chủ, giúp trợ giá và giảm thuế.

Đây là một số biện pháp của Chính phủ để khuyến khích các nền kinh tế chuyển đổi thành một nền kinh tế ít carbon. Một cách khác cũng để giúp duy trì mức độ phát thải khí nhà kính thấp là tăng hiệu quả sản xuất của các nhà máy điện dựa vào than đá hiện nay. Việc sử dụng cái gọi là lò hơi siêu tiết kiệm có thể giúp làm giảm nhu cầu than gần 20%. Bắt đầu từ năm ngoái, Ấn Độ đã thành lập các mục tiêu để hạn chế việc mở rộng phát thải khí nhà kính và tham vọng của họ là muốn trở thành một nhà lãnh đạo về "cường độ carbon".

(Theo EVN)

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan