Thứ năm, 04/04/2013 | 15:05

Chống "khát" cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên

Ông Đặng Hoàng An, PhóTổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết Tập đoàn đang phối hợpcùng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NNPTNT), đến từng lưu vực sông ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên để đánh giá thực trạng nhu cầu và thống nhất phương án xả nước

Chống

Chống "khát" cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên

Ông Đặng Hoàng An, PhóTổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết Tập đoàn đang phối hợp cùng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NNPTNT), đến từng lưu vực sông ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên để đánh giá thực trạng nhu cầu và thống nhất phương án xả nước theo nguyên tắc cố gắng đáp ứng nước cho sản xuất và sinh hoạt tại hạ du.

Diễn biến thời tiết tạikhu vực miền Trung, Tây Nguyên được dự  báo sẽ tiếp tục bất lợi, mưa ít, nắng nóng kéo dài và lượng bốc hơi lớn. Mực nước hồ, sông suối đều thấp, dòng chảy suy giảm nên nhiều cửa sông đang bị xâm nhập mặn. Theo đánh giá của các cơ quan khoa học, năm nay xâm nhập mặn sẽ đến sớm hơn 1 tháng và vào sâu nội địa hơn bình thường.

Hằng năm, tình trạng nhiễm mặn tại khu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam, thường diễn ra trong vài  đợt từ 3 - 5 ngày vào thời điểm từ  tháng 3 đến tháng 8. Nhưng chỉ riêng trong năm 2012, đã có đến 87 ngày nhiễm mặn. Sang năm 2013, nguồn nước đã nhiễm mặn hoàn toàn, kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay. Độ mặn cũng thường xuyên vượt mức tối đa cho phép của nước sinh hoạt không dưới 10 lần, đỉnh điểm là ngày 15/12/2012, gấp 26 lần mức cho phép.

Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước phục vụ sản xuất mùa vụ và nước sinh hoạt của người dân trong khu vực. Tại Nam Trung Bộ, hiện có  17.277 ha cây trồng bị thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn. Chỉ riêng huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã có gần 3.000 ha lúa đang trổ đòng có nguy cơ bị mất trắng do không có nước.

Tại Tây Nguyên hiện có 51.403 ha cây trồng thiếu nước và hạn hán, trong đó lúa gần 15.000 ha, cà phê trên 34.000 ha.

Theo báo cáo của EVN, từ  cuối năm 2012 đến nay, có rất nhiều hồ thuỷ  điện nhận được yêu cầu vận hành điều tiết  để bảo đảm nước hạ du. Cụ thể, Thuỷ  điện A Vương huy động 1 tổ máy với công suất tối  đa ít nhất 16 tiếng/ngày, theo nguyên tắc đan xen 5 ngày chạy và 5 ngày nghỉ, đáp ứng đến 15/4 và sau ngày 10/5 trở đi tiếp tục xả nước cho hạ du sông Vu Gia-Thu Bồn để phục vụ  sản xuất vụ hè-thu. Tương tự, Thuỷ điện  Đăk Mil 4 huy động mỗi bậc thang 1 tổ máy ít nhất 18 tiếng/ngày, theo nguyên tắc đan xen 5 ngày chạy, 5 ngày nghỉ, đáp ứng đến 15/4 và sau ngày 10/5 trở đi tiếp tục xả nước cho hạ du sông Vu Gia-Thu Bồn để phục vụ sản xuất.

Do nhiều hồ thủy điện trên phạm vi cả nước đã về sát  mực nước chết, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Bộ Công Thương yêu cầu các nhà máy thuỷ điện được huy động theo phương thức đưa nước về hạ du chống hạn và theo tình hình thuỷ văn thực tế và kế hoạch tích nước cho phát điện đến cuối mùa khô năm 2013.

Tuy nhiên, do tình hình thời tiết tiếp tục xấu đi nên để chủ động phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, hạn chế thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt, EVN đang phối hợp cùng Tổng cục Thuỷ lợi và các địa phương liên quan tiến hành khảo sát thực trạng nhu cầu từng lưu vực sông ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên để sớm thống nhất phương án xả nước theo nguyên tắc cố gắng đáp ứng  nước cho sản xuất và sinh hoạt tại hạ du
.

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan