Thứ năm, 13/06/2013 | 16:13

Điện “gánh” thêm nghìn tỉ đồng do than tăng giá

Việc tiếp tục tăng giá than bán cho ngành điện theo như tính toán của Bộ Công Thương có thể khiến chi phí sản xuất nhiệt điện gia tăng mạnh. 

Điện “gánh” thêm nghìn tỉ đồng do than tăng giá

Điện “gánh” thêm nghìn tỉ đồng do than tăng giá

Việc tiếp tục tăng giá than bán cho ngành điện theo như tính toán của Bộ Công Thương có thể khiến chi phí sản xuất nhiệt điện gia tăng mạnh.
 
 
 


Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, cơ quan này đang phối hợp với Bộ Tài chính xem xét việc điều chỉnh tiếp giá than bán cho ngành điện để bù đắp được giá thành sản xuất than năm 2013. Nếu quyết định tăng giá than được thông qua trong thời gian tới, đây sẽ là lần điều chỉnh giá than bán cho điện lần thứ 2 tính từ đầu năm tới nay.

Trước đó vào ngày 20.4.2013, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN (Vinacomin) chính thức tăng giá than bán cho sản xuất điện. So với giá thành sản xuất than của năm 2013, giá than bán cho điện cũng tăng lên mức tương đương 84-87% giá thành thay cho mức 63-66% trước đó.

Song có một thực tế rằng, việc tăng giá than bán cho sản xuất điện thêm 27% từ thời điểm 20.4.2013 sẽ khiến tình hình sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện than của EVN gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các giai đoạn khô hạn phải khai thác cao các nguồn nhiệt điện. Ngay với quyết định tăng giá than lần này, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - ông Đặng Huy Cường - nhìn nhận, giá than cho điện tăng sẽ dẫn đến hệ quả là giá thành sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện than tăng theo.

Trong khi đó, theo các thông tin khảo sát từ các nhà máy sản xuất nhiệt điện, giá than tăng thêm 27% khiến chi phí sản xuất của mỗi nhà máy nhiệt điện tăng thêm hàng trăm tỉ đồng. Đặc biệt tập trung trong những tháng cao điểm mùa khô khi Tập đoàn Điện lực VN (EVN) phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than và khí. Cụ thể, Nhiệt điện Uông Bí mỗi năm tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn than nên việc giá than tăng từ khoảng 1 triệu đồng/tấn lên gần 1,3 triệu đồng tấn vào thời điểm 20.4 thì chi phí than đầu vào tăng tới 600 tỉ đồng. Còn tại Nhiệt điện Ninh Bình, với lượng than tiêu thụ hàng năm chỉ khoảng 500.000 tấn cũng khiến chi phí cho than sản xuất điện của nhà máy mỗi năm tăng thêm khoảng 150 tỉ đồng.

Chỉ với hai đơn vị sản xuất điện nói trên, mức đội giá thành lên tới hàng trăm tỉ đồng mỗi đơn vị gây ra những quan ngại về sức ép lên khả năng cân đối tài chính của ngành điện .
 
;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan