Tuy nhiên, ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại cho rằng trong điều kiện của nước ta thì tỷ trong thủy điện hiện nay trong hệ thống điện năng là hợp lý. Trả lời phỏng vấn của PV, ông nói: “Theo kế hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất thủy điện vào năm 2015 vào khoảng 18.000 MW, sản lượng trung bình năm khoảng 80 tỷ kWh vào năm 2015, chiếm 36% công suất của hệ thống điện và khoảng 31,6% sản lượng điện của hệ thống. Vào thời điểm hiện nay công suất lắp đặt trong thệ thống điện vào cỡ 20.630 MW, riêng công suất thủy điện chiếm 36% - khoảng trên 7.400 MW. Về mặt sản lượng thì thủy điện chiếm 35% sản lượng của hệ thống điện của tháng 10/2010. Việc phát triển thủy điện cùng các nguồn điện khác trong quan hệ phát triển điện nằm trong bài toán cân đối cung cầu thuộc về năng lượng sơ cấp. Mà chúng ta biết rằng năng lượng sơ cấp gồm có than đá, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo gồm điện gió, năng lượng mặt trời, điện nhiệt và năng lượng hạt nhân trong tương lai. Ở nước ta với tiềm năng của hệ thống sông ngòi thì việc khai thác thủy điện theo chỉ đạo của Chính phủ hiện nay được đánh giá là hợp lô gích”. Theo các chuyên gia, trong khi thủy điện phải phụ thuộc vào nguồn nước thì để giải bài toán thiếu điện Việt Nam phải đầu tư xây dựng thêm hàng chục nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất 25.000 – 30.000 MW. Có phải nhiệt điện là giải pháp tối ưu cho nước ta trong tương lai? Chúng tôi đã đến thăm Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nơi có hai tổ máy hoạt động với tổng công suất thiết kế 1.040 MW. Ông Vũ Xuân Cường, Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, cho biết: Công ty được EVN giao nhiệm vụ phát lên lưới điện quốc gia hơn 7 tỷ kWh trong năm 2010. Để đạt được nhiệm vụ này hai tổ máy đã làm việc không ngừng nghỉ, “quên” cả thời gian bảo dưỡng định kỳ nhằm gánh đỡ cho thủy điện vào mùa nước cạn. Song, hai tổ máy của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn than trong khi kho than dự trữ chỉ đảm bảo được 20 ngày. Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng thừa nhận, lượng than cam kết cung cấp cho ngành điện đã vượt rất xa khả năng sản xuất trong nước. Do đó, nhập khẩu than là không tránh khỏi kể từ năm 2015 trở đi. Trong khi “hai chân” đều có điểm yếu thì chỗ dựa tương lai của ngành điện sẽ là điện hạt nhân. Hai nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam sẽ có công suất 8.000 MW, một con số không nhỏ nếu ta biết rằng tổng công suất của các nhà máy điện hiện nay ở nước ta là 14.000 MW. Nhưng đó là vào năm 2025 và khi mọi việc diễn ra suôn sẻ. (Theo Tamnhin.net)
;
Từ khóa:
Tin tức khác
164 lượt xem
Bài liên quanThứ năm, 09/12/2021 | 15:59
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM - CTCP
a Toà nhà Viện Dầu khí, 167 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nôi t (024)22210288 f (024)22210 388
|
Thứ ba, 18/01/2011 | 07:28