Thứ sáu, 11/02/2011 | 17:01

“Doanh nghiệp nào tái cơ cấu nhanh, chớp cơ hội tốt sẽ thành công”

SGTT.VN - Là đại diện duy nhất của khối doanh nghiệp nhà nước trúng cử Ban chấp hành Trung ương khoá XI, ông Đinh La Thăng, chủ tịch tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam - PVN) đã trao đổi một số suy nghĩ, dự định của mình trong thời gian tới.

“Doanh nghiệp nào tái cơ cấu nhanh, chớp cơ hội tốt sẽ thành công”

“Doanh nghiệp nào tái cơ cấu nhanh, chớp cơ hội tốt sẽ thành công”

SGTT.VN - Là đại diện duy nhất của khối doanh nghiệp nhà nước trúng cử Ban chấp hành Trung ương khoá XI, ông Đinh La Thăng, chủ tịch tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam - PVN) đã trao đổi một số suy nghĩ, dự định của mình trong thời gian tới.

Là đại diện duy nhất của khối doanh nghiệp trong ban chấp hành Trung ương, ông có suy nghĩ, trăn trở gì về môi trường kinh doanh cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong thời gian tới?

Năm 2011 nền kinh tế sẽ khởi sắc nhưng chưa bền vững và còn chứa đựng những bất ổn nên các doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt tình hình, đặc biệt chú trọng khâu dự báo.Ảnh: TL SGTT

Tôi nghĩ mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện thành công các nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương; phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài, đóng góp tốt hơn cho sự phát triển và phồn thịnh của kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ truyền tải kịp thời các thông điệp, nguyện vọng của giới doanh nghiệp tới Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các chủ trương, chính sách với trách nhiệm cao nhất, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng nhưng ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Chính phủ cũng đã nhìn nhận là hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thấp. Theo ông, để cải thiện tình trạng này cần phải có những bước đi như thế nào?

Tôi cho rằng, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài trong thời gian qua, nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững, doanh nghiệp phải nâng cao được năng suất, chất lượng và hiệu quả của mình. Qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế giai đoạn 2008-2009 đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ các tồn tại, yếu kém của mình, thể hiện rõ nhất là năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao. Nhưng theo tôi, chính trong khủng hoảng cũng là cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc mô hình hoạt động của mình, tạo ra diện mạo mới thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp cũng phải ý thức được lòng tự tôn, tự hào dân tộc để có trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng trong quá trình hoạt động cũng như bảo vệ môi trường.

Chính phủ có thể tác động, hỗ trợ hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào để thúc đẩy nhanh hơn quá trình này?

Tôi nghĩ Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các thành phần kinh tế; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực cao.

Tại tập đoàn Dầu khí Việt Nam, việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp đã được bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2008. Khi kinh tế thế giới bước sang giai đoạn suy thoái và khủng hoảng thì việc tái cấu trúc cũng được triển khai mạnh ở các đơn vị thành viên. Quá trình tái cấu trúc quyết liệt này cũng đã tạo điều kiện cho các lĩnh vực phát huy được thế mạnh của mình. Năm 2011, ngoài phát triển tìm kiếm thăm dò dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam, hàng loạt liên doanh khai thác dầu khí của PVN ở nước ngoài cũng bước vào giai đoạn tăng sản lượng theo sơ đồ công nghệ. Nhiều dự án trong lĩnh vực chế biến dầu khí, sản xuất điện, đạm... đã được triển khai đúng kế hoạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực cho đất nước.

Ông có cho rằng năm 2011, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó khăn hơn không do lạm phát, lãi suất còn cao? Làm gì để sớm ra khỏi những khó khăn này?

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội trong dịp Đại hội Đảng XI đã nêu rằng, năm 2011 nền kinh tế sẽ khởi sắc nhưng chưa bền vững và còn chứa đựng những bất ổn nên các doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt tình hình, đặc biệt chú trọng khâu dự báo. Chúng ta vẫn hay nói kinh tế Việt Nam còn yếu khâu dự báo. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam do dự báo yếu nên thua các doanh nghiệp khác trên thế giới. Vì thế, doanh nghiệp phải tập trung cho khâu này để chủ động nắm bắt tình hình. Trong tình tình kinh tế vẫn còn nhiều thách thức này, doanh nghiệp nào tái cơ cấu nhanh, chớp được các thời cơ tốt sẽ thu được thành công. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác với nhau để tổng hợp sức mạnh mới mong giành phần thắng trên thương thường.

Dù là thuyền thúng ra biển khơi để hội nhập, nhưng từng chiều thuyền thúng phải phát triển tốt lên và phải liên kết với nhau để vượt sóng lớn.

(Theo SGTT)

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan