Thứ sáu, 29/06/2012 | 08:53

EVN đang cần hơn 500 tỷ đầu tư

Theo Báo cáo chuyên đề Tái cơ cấu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vướng mắc lớn nhất mà EVN đang gặp phải là khối lượng đầu tư nguồn và lưới điện Chính phủ giao cho tập đoàn đảm nhận trong quy hoạch điện 7 đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn so với khả năng

EVN đang cần hơn 500 tỷ đầu tư

EVN đang cần hơn 500 tỷ đầu tư

Theo Báo cáo chuyên đề Tái cơ cấu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vướng mắc lớn nhất mà EVN đang gặp phải là khối lượng đầu tư nguồn và lưới điện Chính phủ giao cho tập đoàn đảm nhận trong quy hoạch điện 7 đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn so với khả năng tự cân đối của tập đoàn.

Báo cáo chuyên đề Tái cơ cấu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng nêu rõ định hướng 3 lĩnh vực chính của tập đoàn, xuyên suốt quá trình thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2011 – 2015.

Trong đó, về ngành nghề kinh doanh, EVN cho hay, sẽ không giam gia đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm.

Báo cáo khẳng định: “EVN sẽ thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn đã đầu tư khoảng 1.102 tỷ đồng trong các lĩnh vực này, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện từ nay đến năm 2015”.

Với định hướng tái cơ cấu về sở hữu, tập đoàn cho biết sẽ đàm phán để tiếp tục bán bớt cổ phần tại một số công ty cổ phần phát điện hoặc cả nhà máy điện mà nhà nước không cần tiếp tục nắm giữ; đồng thời, xin phép Chính phủ cho bán cổ phần đã góp tại 8 công ty cổ phần phát điện với giá trị dự kiến khoảng 4.502 tỷ đồng, bổ sung vốn để tiếp tục đầu tư cho các dự án nguồn điện mới.

Về tái cơ cấu về tổ chức, EVN cho hay sẽ tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ tại các công ty con, gồm: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, EVN và năm tổng công ty điện lực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Hà Nội và TP HCM).

Với 9 công ty hoạt động trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, EVN sẽ chỉ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc quyền chi phối. Tập đoàn này cũng sẽ thành lập ba tổng công ty phát điện để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh đi vào hoạt động trong năm 2012.

Trong báo cáo, EVN cũng nêu ra những vấn đề, vướng mắc lớn mà tập đoàn đang gặp phải. Trong đó, một vướng mắc mà EVN cho là rất lớn đó là khối lượng đầu tư nguồn và lưới điện Chính phủ giao cho tập đoàn đảm nhận trong quy hoạch điện 7 đòi hỏi nhu cầu vốn quá lớn so với khả năng tự cân đối của tập đoàn. “Nhu cầu vốn đầu tư tập đoàn giai đoạn 2011 - 2015 là 501.470 tỷ đồng, gấp 2,45 lần so với tổng đầu tư giai đoạn 2006 - 2010. Mà hiện nay tập đoàn mới tính toán, cân đối được khoảng 315,224 tỷ đồng (khoảng 62,85% tổng nhu cầu), còn khoảng 186.245 tỷ đồng chưa thu xếp được”, EVN giải thích.

(Theo Báo Đất Việt )

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan