Thứ sáu, 30/08/2013 | 15:40

Gỡ “vướng” cho điện vùng cao

Nỗ lực tìm nguồn vốn cho Chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020, Bộ Công Thương đã huy động được nguồn vốn đáng kể từ các tổ chức quốc tế. Dự kiến, đến năm 2015 sẽ khai thông nguồn điện cho vùng sâu, vùng xa.

Gỡ “vướng” cho điện vùng cao

Gỡ “vướng” cho điện vùng cao

Nỗ lực tìm nguồn vốn cho Chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020, Bộ Công Thương đã huy động được nguồn vốn đáng kể từ các tổ chức quốc tế. Dự kiến, đến năm 2015 sẽ khai thông nguồn điện cho vùng sâu, vùng xa.

Thiếu và yếu


 Đó là nét khái quát cơ bản cho “sức khỏe” nguồn điện và tỷ lệ sử dụng điện của các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc bộ. Điện Biên và Cao Bằng là hai tỉnh có tỷ lệ dân sử dụng điện thấp nhất cả nước với 74% và 76%. Yên Bái hiện còn 175 thôn bản, Lào Cai cũng còn đến 140 thôn bản chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện sử dụng...

Ông Trương Xuân Quý - Phó Giám đốc Sở Công Thương Tuyên Quang khá bức xúc khi bày tỏ: Thiếu điện sử dụng đã đành, chất lượng điện của tỉnh cũng rất kém, mất điện thường xuyên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất của các DN trong tỉnh. Theo báo cáo từ các DN, 6 tháng đầu năm, Công ty Cơ khí hóa chất 13 mất điện 55 lần, Công ty CP xi măng Tân Quang mua lưới điện 110 KV mất điện 47 lần; Công ty Cơ khí chính xác Z129 mất điện tới 67 lần...

Cũng do vấn đề điện mà các nhà đầu tư rất dè dặt khi đầu tư vào Tuyên Quang, ngay cả dự án phôi thép đã xây dựng xong nhưng vẫn chưa đi vào sản xuất do khó khăn về điện. “Với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng cho sản xuất như hiện nay, rất có thể Tuyên Quang sẽ không hoàn thành được kế hoạch năm...”, ông Qúy cho biết thêm.

Các tỉnh Trung du miền núi Bắc bộ vốn không có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng lớn nhất của vùng là nguồn tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để 14 tỉnh trong vùng phát triển được ngành công nghiệp khai khoáng khi không có đủ nguồn điện cho sản xuất?

Nỗ lực tìm vốn

Lý giải về nguồn điện kém chất lượng, ông Nguyễn Văn Thành,Vụ trưởng Vụ lưới điện và điện nông thôn, Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương cho biết: Hầu hết các địa phương vùng Trung du miền núi Bắc bộ sử dụng nguồn điện mua từ Trung Quốc, nguồn điện này không được đấu nối trực tiếp mà phải tách thành lưới điện độc lập nên phải mất thời gian chuyển nguồn. Đặc biệt, với các địa phương xa biên giới như Bắc Giang phải lấy điện qua Thái Nguyên, Hà Giang... tiêu hao trong quá trình truyền tải dẫn tới chất lượng điện bị ảnh hưởng.

Nhằm giúp các tỉnh Trung du miền núi Bắc bộ gỡ khó về vấn đề điện, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ Chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2013-2020. Chương trình có tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng, triển khai giai đoạn đầu, chương trình cần khoảng 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn ngân sách chỉ đáp ứng được 900 tỷ đồng, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương huy động nguồn vốn cho chương trình.

Tích cực tìm kiếm, Bộ Công Thương đã huy động được thêm 2.000 tỷ đồng từ nguồn ODA, huy động được 500-700 triệu USD từ các tổ chức quốc tế. Vừa qua, Bộ Công Thương đã đàm phán với Ngân hàng Phát triển châu Á để tăng suất đầu tư lưới điện nông thôn giai đoạn I cho 2 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và sẽ hoàn thành trong quý I/2014. Bộ Công Thương cũng đã cho phép Tổng công ty Điện lực miền Bắc sử dụng vốn dư đầu tư tiếp cho lưới điện nông thôn giai đoạn II cho hai tỉnh này với nguồn vốn 126 tỷ đồng. Đặc biệt, Bộ Công Thương hiện đang chuẩn bị triển khai một số dự án về năng lượng tái tạo với tổng kinh phí khoảng 500-600 triệu USD.

Dự kiến, đến năm 2015 sẽ khai thông nguồn điện tới các thôn bản vùng sâu, vùng xa..., ông Thành cho biết thêm./.

 


;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan