Thứ tư, 26/06/2013 | 15:28

Hà Nội tiếp tục nâng cấp lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa

Là trung tâm chính trị-xã hội, kinh tế-văn hoá với tốc độ tăng trưởng bình quân phụ tải khoảng 12%-15% năm, Thủ đô Hà Nội luôn có nhu cầu cung cấp điện ổn định với chất lượng cao nhất. 

Hà Nội tiếp tục nâng cấp lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa

Hà Nội tiếp tục nâng cấp lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa


Là trung tâm chính trị-xã hội, kinh tế-văn hoá với tốc độ tăng trưởng bình quân phụ tải khoảng 12%-15% năm, Thủ đô Hà Nội luôn có nhu cầu cung cấp điện ổn định với chất lượng cao nhất. 
 



So với thời điểm trước khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, tổn thất lưới điện khu vực nông thôn đã giảm từ gần 30% nhận xuống còn 12,34%. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/ICON.com.vn


Với việc hoàn thành 5 mục tiêu của Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Đề án điện nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2012 đã được UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt và  các cấp ngành thành phố đã tích cực chủ động triển khai hoàn thành tốt, Hà Nội đã đảm bảo 100% người dân Thủ đô có điện sử dụng; nâng cấp lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa, cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan và an toàn;  đặc biệt, giá bán điện khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội cơ bản theo đúng biểu giá của Chính phủ quy định.

Đến thời điểm tháng 11-2007 (chưa tiếp nhận lưới điện Hà Tây, Mê Linh và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn – Hòa Bình) EVN HANOI đã hoàn thành việc tiếp nhận lưới điện hạ thế của 115 xã và thực hiện bán điện trực tiếp đến 393.214 hộ dân các xã ngoại thành theo quy định của Nhà nước. Đặc biệt nhiều xã thuộc vùng sâu vùng xa như khu vực Đồng Đò, 4 xã miền Tây của huyện Sóc Sơn trước đây không có điện đến nay đã được cấp điện từ lưới điện quốc gia.

Từ khi sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, EVN HANOI đã tiếp nhận được toàn bộ hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn của 227 xã, phường, thị trấn toàn bộ và 18 xã một phần với 549.681 hộ dân. Trong tổng số 78 xã tham gia dự án năng lượng nông thôn RE2. Sau khi tiếp nhận, công tác đầu tư cải tạo lưới điện đã được Tổng công ty triển khai thực hiện thay mới và đã cơ bản hoàn thành kế hoạch thay công tơ. Chỉ tính trong năm 2011, kinh phí đầu tư cải tạo tối thiểu là 285,925 tỷ đồng. Đối với phần đầu tư xây dựng Tổng công ty đã thực hiện cải tạo, thay thế 255,6 km đường dây trung thế, 262,2 km đường trục hạ thế; xây dựng mới 604 TBA với tổng dung lượng 204.245 kVA với tổng kinh phí là 411,7 tỷ đồng. Tổng công ty đã kịp thời xử lý các điểm mất an toàn trên lưới, cải tạo và đầu tư xây dựng mới các đoạn đường dây trung áp, hạ áp; bổ sung và nâng công suất trạm biến áp đảm bảo đủ công suất cấp điện. Sau khi triển khai đồng bộ các biện pháp trên, tổn thất lưới điện khu vực nông thôn đã giảm từ gần 30% lúc trước tiếp nhận xuống còn 12,34%, giảm bớt gánh nặng đầu tư xây dựng thêm các nhà máy điện, đặc biệt trong tình hình thiếu điện và thiếu vốn đầu tư gay gắt như hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được theo 5 mục tiêu của Đề án điện nông thôn, vẫn còn một số hạn chế tồn tại về lưới điện trung, hạ áp; năng lực quản lý và kinh doanh điện nông thôn của một số tổ chức kinh doanh điện (ngoài ngành điện) vẫn còn yếu…

Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những vấn đề còn tồn tại của Đề án điện nông thôn giai đoạn 2008-2012, nhằm đáp ứng cung cấp điện đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, UBND thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện để Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) vay ưu đãi tín dụng từ Quỹ đầu tư phát triển Thành phố cho đầu tư xây dựng các trạm biến áp và đường dây trung áp đồng bộ với phần lưới điện hạ áp tại các xã tham gia dự án RE2 giai đoạn 2.

EVN HANOI cho biết, Tổng Công ty đang triển khai lập Báo cáo đầu tư dự án và xây dựng phương án vay vốn đầu tư lưới điện trung áp đồng bộ với lưới điện hạ áp được xây dựng từ dự án RE2 để gửi các Sở, Ban ngành và Quỹ đầu tư xem xét trình UBND Thành phố.

Theo phương án vay vốn đầu tư lưới điện trung áp đồng bộ với lưới điện hạ áp được xây dựng từ Dự án RE2,  EVN HANOI sẽ xây dựng mới 191 trạm biến áp với tổng công suất 72.042 kVA và 103 km đường dây trung áp; nâng công suất 85 trạm biến áp với tổng công suất tăng thêm 15.120 kVA. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 381.890 tỷ đồng.

UBND thành phố Hà Nội giao trách nhiệm cho Sở Công thương Hà Nội có trách nhiệm kiểm tra hoạt động của các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không trả nợ theo cam kết để  UBND Thành phố xem xét quyết định chuyển giao cho EVN HANOI quản lý và bán điện trực tiếp tới các hộ sử dụng. Theo đó, EVN HANOI có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và ký hợp đồng bán điện trực tiếp đến từng hộ sử dụng theo đúng giá quy định của Nhà nước, đồng thời, đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn đã tiếp nhận đảm bảo chất lượng và an toàn điện theo quy định của pháp luật./
;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan