Thứ năm, 17/03/2011 | 14:25

Nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam: Sẽ an toàn hơn

TP - Sự cố nổ ở một nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần hôm 11-3 khó có khả năng nghiêm trọng như thảm họa Chernobyl cách đây 25 năm. Quan trọng hơn, sự cố này sẽ không có khả năng xảy ra đối với nhà máy điện nguyên tử mà Việt

Nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam: Sẽ an toàn hơn

Nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam: Sẽ an toàn hơn

TP - Sự cố nổ ở một nhà máy điện nguyên tử Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần hôm 11-3 khó có khả năng nghiêm trọng như thảm họa Chernobyl cách đây 25 năm. Quan trọng hơn, sự cố này sẽ không có khả năng xảy ra đối với nhà máy điện nguyên tử mà Việt Nam sắp xây dựng - PGS.TS. Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEC) cho biết.

pgs.ts. vương hữu tấn

PGS.TS. Vương Hữu Tấn.

Lò ở Việt Nam sẽ an toàn hơn

Theo chỉ đạo của Bộ Khoa học&Công nghệ Việt Nam, VAEC đã yêu cầu hai đơn vị của mình tổ chức quan trắc phóng xạ môi trường tại hai trạm quốc gia do hai đơn vị này quản lý. Ngoài ra, VAEC có tìm hiểu kỹ sự cố trên không?

Như tôi đã nói trên Tiền Phong, nếu có bất cứ sự bất thường nào, hai đơn vị được giao phải thông báo ngay cho VAEC. Đến chiều nay (14-3), vẫn chưa có bất thường nào về phóng xạ tại hai trạm của VAEC đặt ở Đà Lạt và Hà Nội.

Còn về vụ nổ, tất nhiên VAEC cũng được chỉ đạo ngay từ đầu tổ chức nghiên cứu sâu sắc bản chất của sự cố để có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho mình trong chương trình phát triển điện hạt nhân. Việc này cần có thời gian và nguồn thông tin đầy đủ.

Có một cơ chế làm nguội lò an toàn hơn không, khi chẳng may xảy ra tình huống như ở nhà máy Fukushima? Kiểu lò hạt nhân mà Việt Nam sắp xây dựng sẽ thế nào, thưa ông?

Sơ bộ có thể thấy rằng, thiết kế của toà nhà lò phản ứng của Nhật Bản là tương đối tốt, chịu được động đất lớn đến 9 độ richter và sóng thần.

Song, điểm yếu của hệ thống giải nhiệt dư của nhà máy Fukushima là vẫn sử dụng nguyên lý an toàn chủ động (active safety features), tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng phải sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp. Những nhà máy này được xây dựng vào những năm 1970 và 1980, cho nên nguyên lý an toàn thụ động chưa được áp dụng.

Đối với Việt Nam, Nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định phải sử dụng thế hệ lò phản ứng hiện đại, đảm bảo độ an toàn và kinh tế. Những lò phản ứng thế hệ thứ ba mà chúng ta lựa chọn sẽ có đặc tính an toàn thụ động.

Khi đó, nếu xảy ra sự cố tương tự như vừa xảy ra ở nhà máy Fukushima, nhà máy điện nguyên tử mà Việt Nam sắp xây sẽ tự động giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên, không cần tác động của con người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung.

Cám ơn ông.

Thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26-4-1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô Viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.

Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus.

Một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô Viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

(Theo Tiền phong)

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan