Thứ bảy, 04/05/2013 | 08:57

Rải căng dây 500kV bằng khinh khí cầu: Bước đột phá công nghệ

Mới đây, Công ty CP xây lắp điện 1 (PCC1) đã dùng khinh khí cầu để kéo rải căng đường dây tải điện 500 kV dài 7 km thuộc dự án Vĩnh Tân - Sông Mây đoạn Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) - Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận). Đây là bước đột phá quan trọng về

Rải căng dây 500kV bằng khinh khí cầu: Bước đột phá công nghệ

Rải căng dây 500kV bằng khinh khí cầu: Bước đột phá công nghệ

Mới đây, Công ty CP xây lắp điện 1 (PCC1) đã dùng khinh khí cầu để kéo rải căng đường dây tải điện 500 kV dài 7 km thuộc dự án Vĩnh Tân - Sông Mây đoạn Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) - Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận). Đây là bước đột phá quan trọng về công nghệ trong xây lắp đường dây điện siêu cao áp tại Việt Nam.
 
 
 



Chuẩn bị rải căng dây. Ảnh: Ngọc Loan/Icon.com.vn
 
Dự án đường dây 500 kV Vĩnh Tân - Sông Mây qua địa bàn tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, có tổng chiều dài hơn 237 km, nối nguồn điện từ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (H.Tuy Phong, Bình Thuận) đến trạm biến áp 500 kV Sông Mây (Đồng Nai) để hòa lưới điện quốc gia. Đây là công trình rất quan trọng thực hiện theo cơ chế đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện tại miền Nam thời gian tới.

Được biết, PCC1 là đơn vị đầu tiên trên cả nước sử dụng biện pháp thi công rải căng dây đối với đường dây siêu cao áp bằng khinh khí cầu. Trước đó, PCC1 đã sử dụng khinh khí cầu thi công ở đường dây 220kV từ Nhà máy thủy điện Nho Quế (Hà Giang) đến trạm 220kV Cao Bằng là khu vực có địa hình  hiểm trở, đi qua vùng có nhiều núi đá. Ngoài ra còn đường dây 500kV Sơn La-Hiệp Hòa đoạn vượt sông Mã và đoạn gần trạm 500kV Hiệp Hòa đông dân cư, đường dây 220kV nhánh rẽ vào trạm 500kV Hiệp Hòa đoạn vượt sông Cầu là khu vực thi công rất khó khăn vì phải kéo dây qua sông và qua khu vực đông dân cư và đất trồng đang sản xuất, đất rừng…

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan