Thứ tư, 14/08/2013 | 13:29

Sản xuất điện từ than chất lượng thấp: Gỡ khó cho ngành năng lượng

Tháng 5/2013 vừa qua, Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm nhập khẩu than chất lượng thấp (nhiệt năng dưới 4.050 kcal/kg) để phát điện nhằm tăng tiêu thụ sản phẩm nội địa, giảm ô nhiễm môi trường. Điều đó đang đặt Vinacomin đứng trước nguy cơ mất 70-80%

Sản xuất điện từ than chất lượng thấp: Gỡ khó cho ngành năng lượng

Sản xuất điện từ than chất lượng thấp: Gỡ khó cho ngành năng lượng

Tháng 5/2013 vừa qua, Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm nhập khẩu than chất lượng thấp (nhiệt năng dưới 4.050 kcal/kg) để phát điện nhằm tăng tiêu thụ sản phẩm nội địa, giảm ô nhiễm môi trường. Điều đó đang đặt Vinacomin đứng trước nguy cơ mất 70-80% thị trường xuất khẩu vì hiện nay loại than này chủ yếu xuất sang Trung Quốc.


Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) thân thiện môi trường để tận thu nguồn than chất lượng thấp 4.000 Kcalo/kg. Ảnh: PetroTimes

Nếu loại than chất lượng thấp bị tồn đọng nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ như gây ô nhiễm môi trường, tăng chi phí quản lý và lo ngại nhất là càng tồn kho lâu, chất lượng than càng kém.

Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này là phải có các nhà máy nhiệt điện sử dụng than chất lượng thấp để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, hạn chế xuất siêu, giảm ô nhiễm môi trường. Đây cũng là hướng đi đã được Vinacomin tính đến từ năm 2006, khi thực hiện Quy hoạch điện VI.

Tháng 4 vừa qua, Vinacomin đã khánh thành Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) thân thiện môi trường để tận thu nguồn than chất lượng thấp 4.000 Kcalo/kg, mở ra hướng đi mới trong việc triển khai Quy hoạch điện VII.

Ngoài  Nhiệt điện Mạo Khê, cả nước hiện có 5 nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ này với tổng công suất 1.550MW. Đó là Nhiệt điện Na Dương hoạt động từ năm 2004, công suất 100MW; Nhiệt điện Cao Ngạn công suất 100MW, hoạt động năm 2007; Nhiệt điện Sơn Động công suất 220MW, hoàn thành từ cuối năm 2010. Nhiệt điện Cẩm Phả công suất 600MW, hoàn thành năm 2011. Hiện Vinacomin đang nghiên cứu để đầu tư nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả 3 có thể sử dụng than chất lượng thấp hơn, chỉ từ 2.000-2.500Kcalo/kg. Điều này sẽ giúp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Theo Quy hoạch điện VII, đến năm 2020, cả nước cần đầu tư khoảng 52 dự án nhiệt điện chạy than, công suất 36.000MW, chiếm 48% công suất nguồn điện toàn hệ thống, nhu cầu than khoảng 67,3 triệu tấn. Đến năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than sẽ tăng lên mức 75.748MW (chiếm 51,6% công suất điện toàn hệ thống). Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng than chất lượng thấp sẽ mở một hướng đi mới cho việc phát triển các dự án nhiệt điện. Thay vì lượng than cám 6, 6A chỉ được bán sang Trung Quốc với giá rẻ, chúng ta có thể sử dụng để phát điện. Trong khi nguồn than đang ngày càng khan hiếm, việc này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn về xuất khẩu than ở Việt Nam, giảm chi phí sản xuất do giá bán loại nhiên liệu này thấp hơn so với than cám 5 đang được sử dụng phổ biến tại nhiều nhà máy nhiệt điện, đồng thời, giảm áp lực nhiên liệu sản xuất điện. (Hầu hết các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng than cám 5, nhiệt lượng trung bình phải đạt từ 5.000Kcalo/kg). Đó là chưa kể, hiệu suất sử dụng than của Việt Nam rất thấp. Hiện thế giới đang sản xuất 3-4kWh điện từ 1 kg than, còn Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 2kWh điện.

Vì vậy, việc  chủ động nghiên cứu công nghệ sử dụng nguồn than chất lượng thấp là hướng đi quan trọng cho phát triển bền vững ngành Than, đảm bảo an ninh năng lượng, giữ vệ sinh môi trường.

Trong buổi Đối thoại chính sách than Việt Nam - Nhật Bản lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội chiều 12/3 vừa qua, Nhật Bản cam kết sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ nhà máy nhiệt điện xanh sạch sử dụng than chất lượng xấu.

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan