Thứ năm, 16/12/2010 | 23:50

Sử dụng điện còn lãng phí

(ANTĐ) - Rất nhiều biện pháp sử dụng điện tiết kiệm đã được tiến hành trong thời gian qua, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn rất ít. Ngày 15-12, Bộ Công Thương tổ chức tổng kết Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 và thực hiện Chỉ thị số

Sử dụng điện còn lãng phí

Sử dụng điện còn lãng phí

Rất nhiều biện pháp sử dụng điện tiết kiệm đã được tiến hành trong thời gian qua, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn rất ít. Bộ Công Thương đã tổ chức tổng kết Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 và thực hiện Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg về tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng vào ngày 15-12-2010.

Cần tiết kiệm điện hơn nữa

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010 đã triển khai góp phần giảm căng thẳng thiếu điện trong giai đoạn trên. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong các năm 2006-2010, các tỉnh, thành phố đã tiết kiệm được 4.039 triệu kWh, bằng 127% so với kế hoạch (bằng khoảng 1,4% tổng điện thương phẩm), tập trung vào các lĩnh vực sử dụng điện chủ yếu là: cơ quan công sở khối hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng, sản xuất - kinh doanh và sinh hoạt, dịch vụ. Năm 2010, ước tiết kiệm đạt được 1.183,91 triệu kWh (đạt 142% so với kế hoạch) bằng 1,41% điện thương phẩm. Mặc dù chưa đạt được chỉ số tiết kiệm điện tuyệt đối, song các chỉ số này càng đặc biệt có ý nghĩa bởi những năm gần đây, do điều kiện thủy văn khắc nghiệt, khô hạn kéo dài gây khó khăn cho nguồn điện.

Đèn cao áp bật sáng giữa ban ngày trên Đại lộ Thăng Long (ảnh chụp 29-10-2010)

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, cần thực hiện tiết kiệm điện hơn nữa. Tỷ lệ tiết kiệm điện đặt ra mỗi năm được hơn 1% lượng điện (tương đương 80 tỷ kWh/năm) trong khi chỉ số tiết kiệm tuyệt đối phải đạt 3-5%/năm. Nếu một năm tiết kiệm được hơn 1% lượng điện, đồng nghĩa tiết kiệm được 50 triệu USD. Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, việc tiết kiệm này rẻ gấp 3 lần so với đầu tư phát triển nguồn điện mới. “Năng lượng sơ cấp ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu của nhân loại ngày càng tăng. Cách tiết kiệm hiệu quả luôn là nhu cầu phải đặt ra với nước ta, nhất trong bối cảnh sau 2015 Việt Nam phải nhập khẩu than, rồi sau đó là nhập khẩu khí. Cần giảm cường độ sử dụng điện, làm sao trong 5 năm tới để có tăng trưởng 1% GDP thì chúng ta chỉ sử dụng hơn 1% tăng trưởng điện” - ông Hoàng Quốc Vượng lưu ý.

Trong giai đoạn 2006-2010, phụ tải tiếp tục tăng cao về sản lượng, với tốc độ tăng nhu cầu điện hàng năm là 13,7%, tăng 2 lần so với tăng trưởng GDP.

Mạnh tay xử lý lãng phí điện

Ông Đặng Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực Việt Nam cho biết: “Tổn thất điện năng tại các lưới điện nông thôn mới tiếp nhận xấp xỉ 22,4%”. Đây là tỷ lệ khá lớn. Còn theo ông Nguyễn Đình Hiệp - Chánh Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công Thương), khối cơ quan, đơn vị hưởng ngân sách đều đã xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện 10%, nhưng do chưa có giải pháp, chế tài cụ thể nên còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc kế hoạch tiết kiệm điện.

Công tác này còn được thực hiện nặng về hình thức, không được giám sát thường xuyên. Bên cạnh đó, công nghiệp và xây dựng hiện đang là lĩnh vực sử dụng điện có tiềm năng tiết kiệm lớn, nhưng khó thực hiện, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Nhận thức của các chủ doanh nghiệp này còn hạn chế trong khi kinh phí và vốn đầu tư để thay thế, cải tiến công nghệ là vấn đề khó khăn và cần có thời gian. Ngoài ra, việc thực hiện tiết giảm điện trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng còn vướng mắc do yêu cầu về an ninh trật tự, du lịch, giao thông Ông Hiệp cho rằng, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trở thành hoạt động thường xuyên, tự giác.

(Theo ANTĐ)

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan