Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý an toàn đập, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, địa phương có hồ chứa triển khai một số biện pháp, nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa nước.
Hiện nay, trên cảnước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện đang hoạt động, các hồ chứa nàyđã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đặcbiệt là phát triển nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, phầnlớn các hồ chứa, nhất là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đã được xây dựng từ 30 đến
40 năm trước, số liệu tính toán, kinh nghiệm thiết kế, kỹ thuật thi công hạn
chế nên nhiều hồ đập không còn phù hợp với điều kiện mưa lũ cực đoan hiện nay. Mặt
khác, lực lượng quản lý, vận hành hồ còn mỏng, nhiều nơi không có đội ngũ đủ
năng lực chuyên môn, thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên nhiều hồ đã bị xuống
cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ sự cố.
Công tác quản lý
Nhà nước về an toàn đập của các Bộ, ngành, địa phương dù đã có nhiều cố gắng
nhưng vẫn còn lúng túng, bị động. Việc thực hiện các quy định pháp luật về quản
lý an toàn đập của chủ đập chưa đầy đủ, nghiêm túc: Nhiều chủ đập chưa thực
hiện kiểm định đập và kiểm tra tính toán lại dòng chảy lũ, khả năng xả lũ, chưa
cắm mốc giới xác định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập, chưa xây dựng phương án
bảo vệ đập, phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập, chưa lập, phê
duyệt phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du. Nhiều hồ đập thiếu hệ thống quan
trắc, chưa có hệ thống giám sát thông tin hồ chứa, chưa xây dựng hệ thống cảnh
báo xả lũ cho vùng hạ du.
Trong bối cảnh
biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và sự xuống cấp theo
thời gian tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất an toàn hồ chứa. Để tăng cường công tác
quản lý Nhà nước, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý an toàn đập,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố nơi có hồ chứa phải triển khai một
số việc sau đây:
Rà soát hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý an toàn
đập; phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương,
chủ đầu tư trong việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa; bổ sung
các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý an toàn đập; rà soát, quy định chặt chẽ về
năng lực của tổ chức tư vấn, cơ quan quản lý dự án và nhà thầu thi công công
trình hồ chứa để nâng cao chất lượng công trình; tăng cường hiệu lực thực thi
pháp luật, hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và
địa phương đối với công tác quản lý đầu tư, xây dựng hồ chứa. Cập nhật, điều
chỉnh quy trình vận hành để đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế và
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.
Tiếp tục chấn
chỉnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, rà soát các dự án chưa triển
khai xây dựng (kể cả các dự án đã bố trí vốn), kiên quyết dừng thực hiện các dự
án hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, không đảm bảo phát
triển bền vững.
Củng cố quản lý
lực lượng chuyên trách, đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập; thường
xuyên thực hiện công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản
lý, vận hành hồ chứa.
Chỉ thị cũng nêu
rõ, Bộ Xây dựng phải chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công Thương rà soát, bổ sung các quy định nhằm tăng cường quản lý
Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng hồ chứa, đặc biệt chú trọng quản lý
công tác tư vấn; quy định cụ thể điều kiện năng lực và kinh nghiệm của các đơn
vị tư vấn: Lập quy hoạch, thiết kế, giám sát công trình hồ chứa; nâng cao trách
nhiệm của cơ quan thẩm định, thẩm tra; nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến kháng chấn động đất trong điều kiện biến đổi
khí hậu.
Yêu cầu UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phân công cụ thể trách nhiệm của cơ
quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về an toàn đập; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các
chủ đập trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn
đập, kiên quyết xử lý đối với các chủ đập không thực hiện đầy đủ quy định của
pháp luật về quản lý an toàn đập.
Chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công
trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các
công trình hồ chứa trên địa bàn, nhất là đối với các hồ chứa do chính quyền
huyện, xã và doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư.
Củng cố lực lượng
quản lý hồ chứa có đủ năng lực, chuyên môn; tổ chức tốt việc theo dõi, kiểm tra
hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất
an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố.
Đồng thời, UBND
các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
Thương và Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp tổ chức kiểm tra, đánh giá
mức độ an toàn của các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn. Trên cơ sở đó,
lập danh mục các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp và xây dựng phương án chủ động bảo
đảm an toàn công trình và dân cư vùng hạ du.
Chủ động chỉ đạoxây dựng, phê duyệt phương án phòng chống lũ, lụt, đảm bảo an toàn dân cư vùng
hạ du trong các tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập, đặc biệt là đối với các hồ
chứa có dung tích lớn; tổ chức diễn tập, hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó
với các tình huống khẩn cấp...