Thứ tư, 07/08/2013 | 14:00

Tập trung ưu tiên các dự án điện phía Nam

Nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho giai đoạn 2020, xét tới năm 2030, cuộc họp của Ban chỉ đạo nhà nước Quy hoạch điện VII sáng 3/8 vừa qua đã xác định phương án tối ưu cho phát triển nguồn và lưới điện toàn quốc.

Tập trung ưu tiên các dự án điện phía Nam

Tập trung ưu tiên các dự án điện phía Nam

Nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung cấp điện cho giai đoạn 2020, xét tới năm 2030, cuộc họp của Ban chỉ đạo nhà nước Quy hoạch điện VII sáng 3/8 vừa qua đã xác định phương án tối ưu cho phát triển nguồn và lưới điện toàn quốc.


Nếu các dự án nguồn, lưới điện thực hiện đúng tiến độ, từ năm 2019 miền Nam có thể tự cân đối sản lượng

Nếu các dự án nguồn, lưới điện thực hiện đúng tiến độ, từ năm 2019 miền Nam có thể tự cân đối sản lượng

 Theo số liệu từ Bộ Công Thương, nhu cầu phụ tải toàn quốc trong năm 2011-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, tốc độ tăng trưởng điện thấp so với dự báo khoảng 3-4%/năm. Tốc độ tăng trưởng điện trong 2 năm tới khoảng 13%, đến năm 2020 tăng 12,8%.

Theo đánh giá ban đầu, từ nay đến năm 2016-2017, hệ thống điện quốc gia sẽ đảm bảo công suất và sản lượng điện cung cấp theo nhu cầu phụ tải. Sau giai đoạn này, sẽ thiếu khoảng 600 triệu/122 tỷ kWh mỗi năm (0,5%) và rơi vào những tháng 3, 4, 5 ở phía Nam.

Các thông số đầu vào cho thấy, tổng công suất nguồn điện hiện nay trên 28.000 MW, có thể đáp ứng cho nhu cầu phụ tải cực đại tới 21.000 MW và có dự phòng ở mức hợp lý từ 27-33%. Với điện năng sản xuất như trên, tổng công suất nguồn điện cần phải xây dựng để đưa vào vận hành các năm quy hoạch đều giảm.

Tuy nhiên, cân bằng giữa các vùng miền chưa cân đối, nhiều dự án điện, nhất là các dự án tại khu vực phía Nam bị chậm. Giai đoạn 2016-2017, các tỉnh miền Nam gần như không có dự phòng, giai đoạn 2018 - 2020 tỷ lệ dự phòng chỉ đạt từ 1,4-7,2%. Nếu tình trạng này không sớm được cải thiện, giai đoạn 2015-2020, số giờ vận hành của các nhà máy nhiệt điện phía Nam rất cao. Đồng thời, miền Nam sẽ phải nhận thêm sản lượng điện lớn từ miền Bắc và miền Trung, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh cung cấp điện của hệ thống. Để đảm bảo an toàn vận hành tổ máy, cần bổ sung từ 1.500-2.000 MW công suất nguồn điện mới.

Để tháo gỡ khó khăn về vốn, Phó Thủ tướng chỉ đạo, ưu tiên nguồn vốn ODA và các nguồn vốn song phương cho các dự án điện trong Tổng sơ đồ điệnVII. Bộ Tài chính phê duyệt bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho các công trình cấp bách. Các bên liên quan khẩn trương hoàn thành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các dự án sử dụng nguồn năng lượng mới tái tạo.

Trên cơ sở cập nhật tình hình cân bằng cung - cầu hệ thống điện quốc gia, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thống nhất chủ trương xem xét, đánh giá cân đối lại hệ thống điện quốc gia cũng như việc đề xuất điều chỉnh Quy hoạch điện VII. Đồng thời, yêu cầu các bên liên quan sớm xây dựng để trình Thủ tướng phê duyệt danh mục dự án trong Tổng sơ đồ VII, làm cơ sở danh mục chi tiết tiến độ điều chỉnh các nguồn điện sẽ vận hành tới năm 2025 để làm mục tiêu điều hành. Thuê tư vấn quốc tế hỗ trợ trong quá trình lập, thẩm định các phương án phát triển nguồn, lưới điện. Yêu cầu các cơ quan xây dựng phải lượng hóa cụ thể từ nhu cầu, sản lượng, công suất vận hành đến rủi ro, sự cố để có cơ sở quyết định đầu tư và phương án xử lý, mức độ ảnh hưởng của việc cắt giảm, thiếu hụt để tính toán nguồn truyền tải phù hợp.

Phó Thủ tướng yêu cầu ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống điện cả dự án nguồn và lưới  điện khu vực phía Nam như đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông, đường dây 220kV Đăk Nông - Phước Long - Bình Long, các công trình nguồn điện: Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1và 2... Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Vinacomin phải đảm bảo cung cấp đủ khí và than cho các dự án nguồn điện cấp bách. Theo tính toán, nếu các dự án lưới, nguồn điện thực hiện đúng tiến độ, từ năm 2019, miền Nam có thể tự cân đối được sản lượng nội miền.

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan