Thứ sáu, 20/12/2013 | 10:15

Vốn cho dự án điện: Vì sao khó?- Kỳ II

Trước đây, các dự án điện lớn ở Việt Nam chủ yếu thu hút các nguồn vốn FDI hoặc ODA. Song từ khi Việt Nam ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp, nguồn vốn ODA đã giảm đi nhiều. Các nhà đầu tư FDI chưa mặn mà vì dự án điện có lợi nhuận thấp, cơ sở hạ

Vốn cho dự án điện: Vì sao khó?- Kỳ II

Vốn cho dự án điện: Vì sao khó?- Kỳ II

Trước đây, các dự án điện lớn ở Việt Nam chủ yếu thu hút các nguồn vốn FDI hoặc ODA. Song từ khi Việt Nam ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp, nguồn vốn ODA đã giảm đi nhiều. Các nhà đầu tư FDI chưa mặn mà vì dự án điện có lợi nhuận thấp, cơ sở hạ tầng khó khăn, chính sách bất cập. Hiện nhiều dự án đang tìm cách vay hỗ trợ tín dụng xuất khẩu (ECA). Tuy nhiên, cách làm này cũng đang gặp không ít rào cản.


Việc thu xếp vốn vay từ nguồn ECA còn gặp nhiều khó khăn

Kỳ II: Vay hỗ trợ tín dụng xuất khẩu - Lợi nhưng chưa thuận

Theo các chủ đầu tư, việc lựa chọn các khoản vay ECA có mức lãi suất ưu đãi tốt hơn so với vay thương mại, thời hạn vay dài (10 - 13 năm), thời gian ân hạn có thể đến 3 năm, các nguồn vốn ổn định, không bị ràng buộc về chính trị hay xã hội. Hiện nhiều dự án nhiệt điện chọn giải pháp này như: Mạo Khê, Mông Dương, Thái Bình 2, Vũng Áng 1, Long Phú 1.

Tuy nhiên, để nhận được các khoản vay ECA, các dự án nhiệt điện phải xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý nhằm giảm thiểu các tác động của dự án đối với môi trường và xã hội. Đặc biệt, các dự án muốn được hỗ trợ vốn ECA từ nước nào thì phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu hàng hóa/dịch vụ có xuất xứ từ nước đó.

Ông Nguyễn Duy Phúc- Ban dự án Nhiệt điện Long Phú:

Nên chuyển đổi mô hình tổng thầu EPC trong nước sang liên danh tổng thầu, trong đó, nhà thầu cung cấp gói thiết bị chính sẽ đứng đầu liên danh, chịu trách nhiệm về thiết kế, công nghệ và kỹ thuật cho dự án, thu xếp vốn cho phần thiết bị chính. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đàm phán hợp đồng vay và phải có ngân sách dự phòng khi vốn ECA chưa kịp giải ngân để đảm bảo tiến độ dự án. Liên danh tổng thầu tìm kiếm nguồn vốn và các quy định về kỹ thuật liên quan đến vấn đề môi trường.

Ông Nguyễn Duy Phúc - Ban dự án Nhiệt điện Long Phú, Tổng công ty CP dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) - cho biết, ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường, xã hội, việc thu xếp vốn vay từ nguồn ECA còn vấp phải khó khăn từ phía các cơ quan quản lý bộ, ngành. Thông thường, muốn được các ngân hàng tài trợ, dự án phải được Chính phủ bảo lãnh. Thêm vào đó, chính sách của Chính phủ thường xuyên có sự thay đổi, nên mất nhiều thời gian đàm phán mới có thể thống nhất nội dung các điều khoản trong hợp đồng vay.

Việc gắn trách nhiệm của tổng thầu với trách nhiệm thu xếp vốn ECA cũng nhiều bất cập. Tại dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, chủ đầu tư giao tổng thầu EPC trong nước phải thu xếp vốn ECA cho cả hợp đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm ký hợp đồng EPC, chưa thể xác định được nhà thầu cung cấp thiết bị và đơn vị thu xếp tài chính nên không thể xác định khả năng và mức độ đáp ứng về tài chính, kỹ thuật trong hợp đồng.

Hơn nữa, để thu xếp vốn ECA, 80 - 85% giá trị thiết bị của gói thầu phải được giao trọn gói theo hình thức EP cho nhà thầu nước ngoài kèm thu xếp vốn. Điều này khiến hầu hết các nội dung kỹ thuật quan trọng trong hợp đồng EPC sẽ do nhà thầu nước ngoài thực hiện. Tổng thầu EPC trong nước bị hạn chế về quyền lựa chọn, điều hành và quản lý, không thể quyết định tiến độ thu xếp vốn cho dự án nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ của toàn dự án. Tổng thầu trong nước cũng không thể chủ động thanh toán tiền thiết bị trước khi có nguồn vốn ECA nên không thể kiểm soát tiến độ của dự án.

 Ngoài ra, việc giao cho nhà thầu nước ngoài thu xếp vốn có thể sẽ ảnh hưởng đến việc giám sát, quản lý chất lượng công trình hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, giá thầu...

Kỳ III: Thiếu cơ chế tạo vốn

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan