Thứ ba, 24/12/2013 | 09:58

Vốn cho dự án điện: Vì sao khó?- kỳ III

Thị trường vốn không thiếu nhưng việc huy động vốn vào các dự án điện vẫn rất khó khăn do thiếu cơ chế tạo vốn hợp lý và chưa thay đổi tư duy về cách tiếp cận nguồn vốn. Đó là ý kiến của ông Bùi Văn Thạch- Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại Hội thảo

Vốn cho dự án điện: Vì sao khó?- kỳ III

Vốn cho dự án điện: Vì sao khó?- kỳ III

Thị trường vốn không thiếu nhưng việc huy động vốn vào các dự án điện vẫn rất khó khăn do thiếu cơ chế tạo vốn hợp lý và chưa thay đổi tư duy về cách tiếp cận nguồn vốn. Đó là ý kiến của ông Bùi Văn Thạch- Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại Hội thảo "Vốn cho các dự án điện và những vấn đề cấp bách" do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức mới đây.


Cần đưa giá điện về giá trị thật

 Kỳ III: Thiếu cơ chế tạo vốn

Cần đưa giá điện về giá trị thật của nó

Theo ông Thạch, giá điện các nước trong khu vực hiện nay khoảng 11-12 cent/kWh, thậm chí Campuchia tới 15-22 cent/kWh tùy từng vùng, việc mua - bán hoàn toàn theo nhu cầu thị trường. Trong khi ở Việt Nam, giá điện vẫn do Chính phủ quyết định với mức trung bình khoảng 7 cent/kWh. Việc bao cấp giá điện quá lâu, thậm chí bao cấp cho cả doanh nghiệp nước ngoài đã làm méo mó thị trường. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi giá nhiên liệu đầu vào đang áp sát thị trường, giá đầu ra do Chính phủ áp trần khiến giá thành điện luôn cao hơn giá bán. Đây là nguyên nhân chính khiến ngành điện không thu hút được các nhà đầu tư, ngân hàng cũng không mặn mà cho vay.

Ông Thạch cho rằng, cần đẩy nhanh lộ trình hình thành thị trường bán lẻ điện, nới lỏng cơ chế giá, đưa giá điện về giá trị thật của nó thì mới thu hút được các nhà đầu tư . Tất nhiên, EVN phải công khai minh bạch giá thành,nhà nước phải có chính sách riêng cho người nghèo, đối tượng sản xuất, kinh doanh phải chấp nhận giá thị trường. Bên cạnh đó, cần có cơ chế thích hợp để thu hút các dự án năng lượng tái tạo nhằm hướng tới nền kinh tế xanh - sạch. Nhà nước cần ban hành khung giá điện công khai và thống nhất để tạo điều kiện tốt cho hoạt động của thị trường điện.

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam:

Theo Quy hoạch điện VII, giai đoạn 2011-2020 cả nước phải xây dựng 54 nhà máy nhiệt điện than. Ngoài ra còn các nhà máy nhiệt điện chạy khí, thủy điện, thủy điện tích năng và điện hạt nhân. Giải pháp tháo gỡ vốn hiệu quả nhất là để các "trụ cột năng lượng" tự quyết định giá theo cơ chế thị trường để có thêm cơ hội kêu gọi đầu tư vào các dự án điện.

Nên thay đổi tư duy tạo vốn

Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Minh Duệ - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học năng lượng - lại cho rằng, giá thành điện hiện nay cao còn do suất tiêu hao nhiên liệu cho 1 kWh cao, truyền tải và phân phối tổn thất lớn vào loại cao trên thế giới, hệ số biên chế lớn, hệ thống quản lý của ngành điện còn cồng kềnh… Nếu tăng giá điện quá mạnh sẽ tăng lợi nhuận của nhà đầu tư nhưng cũng là gánh nặng cho các doanh nghiệp sản xuất và người dân sử dụng điện. Theo ông Duệ, ngành điện cần tiết giảm tối đa chi phí sản xuất.

Ngoài ra, để đạt được sự chấp thuận của Bộ Tài chính cho việc bảo lãnh, chủ đầu tư cần có văn bản đồng ý mua điện của EVN với quy định cụ thể về mức giá mua điện năm đầu vận hành.

Các chuyên gia cho rằng, giải quyết tài chính cho các dự án điện không chỉ có vấn đề giá. Các loại nhiên liệu – năng lượng là đầu vào - ra của nhau nhưng giá thiếu sự cân đối và tương quan hợp lý. Nếu cứ tình trạng đầu vào theo thị trường, đầu ra bao cấp thì không thể giải quyết vấn đề. Hơn nữa, điều người dân cần nhất là sự minh bạch về giá. Giá than, điện và giá xăng có thể cao hơn hiện tại nhưng nếu người tiêu dùng được tôn trọng, người nghèo được chia sẻ và các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội thì chắc chắn người dân sẽ ủng hộ.

Kỳ IV: Tìm giải pháp gỡ khó

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan