Thứ ba, 29/10/2013 | 15:32

Chủ động thu xếp vốn cho các dự án lưới điện

Theo Quy hoạch điện VII, giai đoạn 2011-2020 sẽ đầu tư cải tạo và xây dựng mới 103 công trình/dự án lưới điện 500kV và 551 dự án lưới điện 220kV với tổng vốn đầu tư cần trên 210.000 tỷ đồng, riêng năm 2013, sẽ khởi công mới 50 dự án với số vốn đầu tư trên

Chủ động thu xếp vốn cho các dự án lưới điện

Chủ động thu xếp vốn cho các dự án lưới điện

Theo Quy hoạch điện VII, giai đoạn 2011-2020 sẽ đầu tư cải tạo và xây dựng mới 103 công trình/dự án lưới điện 500kV và 551 dự án lưới điện 220kV với tổng vốn đầu tư cần trên 210.000 tỷ đồng, riêng năm 2013, sẽ khởi công mới 50 dự án với số vốn đầu tư trên 12.000 tỷ đồng.


Đây được coi là giải pháp cần thiết để lưới điện “đi trước một bước” nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là khu vực miền Nam trong năm 2014 – 2015 và những năm tiếp theo.

Ông Đặng Phan Tường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT) - cho biết, trong các dự án thực hiện năm 2013, nhiều dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo cung cấp đủ điện cho khu vực phía Nam như: Đường dâyĐZ 220kV Đăk Nông - Phước Long - Bình Long, các ĐZ 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông; Sông Mây - Tân Định, Vĩnh Tân - Sông Mây; Phú Mỹ - Sông Mây; Trạm 500kV Sông Mây; nâng dung lượng tụ bù dọc ĐZ 500kV Pleiku - Phú Lâm, Đà Nẵng - Hà Tĩnh… Cuối năm 2013, EVN NPT sẽ xúc tiến việc khởi công ĐZ 500kV Duyên Hải -Trà Vinh để truyền tải công suất của cụm nhiệt điện Vĩnh Tân và trạm biến áp (TBA) 500kV của cụm nhà máy nhiệt điện Long Phú, cụm nhiệt điện Thiên Lương đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII.

Quá nửa trong số này là tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế như: ADB, KfW, NEXI và các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, việc huy động vốn cho các dự án đang gặp nhiều khó khăn, một phần do nhu cầu vốn quá lớn nên khó thu xếp, một phần do phí truyền tải quá thấp (chỉ chiếm 6-7% chi phí cấu thành giá điện) nên doanh thu của đơn vị chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất, không đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cũng như vốn đối ứng của EVN NPT. Bên cạnh đó, hệ số dư nợ/vốn chủ sở hữu của EVN NPT đã hơn 4,4 lần khiến việc thu xếp vốn càng khó khăn. Đây cũng là vấn đề nổi cộm được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh khi chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy triển khai các dự án trong thời gian tới.

Ông Đặng Phan Tường - Chủ tịch HĐTV EVN NPT:

Để đảm bảo thu xếp đủ vốn cho đầu tư, EVN NPT đang chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án, tìm giải pháp giảm chi phí, tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi và đa dạng hóa nguồn vốn vay.

Nhằm gỡ khó cho các dự án lưới điện, Thủ tướng Chính phủ giao cho các ngân hàng thương mại trong nước thu xếp vốn có bảo lãnh Chính phủ. Tại Thông báo số 344/TB-VPCP ngày 10/9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng giao Bộ Công thương xem xét, phê duyệt điều chỉnh giá truyền tải điện năm 2013 và lộ trình tăng giá truyền tải điện đến năm 2015 và giai đoạn 2016-2020. Theo đó, việc điều chỉnh giá truyền tải phải phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá bán lẻ điện, đảm bảo cho EVN NPT có khả năng cân đối tài chính để thu xếp đủ vốn đẩy nhanh đầu tư phát triển lưới điện truyền tải, đảm bảo lưới truyền tải điện đáp ứng tiêu chuẩn n-1.

Ông Đặng Phan Tường cho biết, về phía EVN NPT cũng đã và đang chủ động triển khai đồng bộ nhiều dự án với số vốn đầu tư năm 2013 trên 12.000 tỷ đồng, các năm 2014, 2015 khoảng 17.000 tỷ đồng/năm. Hiện tại, EVN NPT đã ký hợp đồng tín dụng thu xếp được vốn cho 42/50 dự án khởi công năm 2013, 8 dự án còn lại, dự kiến cuối năm 2013 EVN NPT sẽ ký được hợp đồng tín dụng. Đồng thời, lập kế hoạch và triển khai  kế hoạch huy động vốn dài hạn cho các dự án đã có trong quy hoạch. Chủ động nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn vay cũng như hình thức huy động vốn…  

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan