“Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)cam kết việc mở rộng năng lượng hạt nhân sẽ mang lại sự an toàn, tin cậy và
hiệu quả tối đa” – đây là khẳng định của Tổng giám đốc IAEA, ông Yukiya Amano
tại Hội nghị “Năng lượng hạt nhân thế kỷ 21” tổ chức mới đây tại Sankt
Petersburg, Liên bang Nga.
Năng lượng hạt nhân được xem như một nguồnđiện ổn định trong tương lai
Tham luận tại hội nghị, các bộ trưởng, quan chức cấp caovà các chuyên gia đều có chung nhận định: Sau sự cố bất ngờ tại nhà máy điện hạt
nhân Fukushima Daiichi (Nhật Bản), năng lượng hạt nhân (NLHN) vẫn là một lựa
chọn quan trọng đối với nhiều quốc gia. NLHN được xem như một nguồn điện ổn
định trong thời đại nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng tăng lên.
Đến nay, thế giới có khoảng 434 nhà máy phản ứnghạt nhân đang hoạt động, 69 nhà máy đang xây dựng. Dự đoán, 20 năm tới,
số nhà máy này sẽ tiếp tục tăng ít nhất từ 80 - 90 nhà máy.
Theo Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triểnkinh tế (OECD)- Angel Gurria: Điện hạt nhân không những đã đạt được mục tiêu
môi trường, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, mà còn giải quyết
bài toán giá năng lượng và an ninh năng lượng cho các quốc gia phát triển.
Bên cạnh việc khẳng định: Điện hạt nhân sẽ đóngvai trò ngày càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu an ninh năng
lượng và phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Hội nghị Năng lượng điện hạt nhân
thế kỷ 21 một lần nữa tái khẳng định việc quản lý an toàn nhiên liệu đã qua sử
dụng và xử lý các chất thải phóng xạ là rất quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của điện hạt nhân.
Với những cải tiến liên tục trong sự phát triểncủa thiết kế lò phản ứng hạt nhân trong những năm qua, nhiều người hy vọng
thiết kế của lò phản ứng hạt nhân trong tương lai sẽ có các tính năng an toàn
hơn. Đồng thời khẳng định, lò phản ứng nhanh, chu kỳ nhiên liệu khép kín và tái
sử dụng nhiên liệu hạt nhân chính là lựa chọn quan trọng trong việc tăng cường
tính bền vững của hệ thống hạt nhân trong tương lai.
Ông Sergei Kiriyenko, Tổng giám đốc “Hạt nhân tiếp tục là hình thức
khai thác có triển vọng và thân thiện nhất với môi trường, là cơ sở phát
triển kinh tế của nhiều quốc gia, là nguồn điện năng tương đối rẻ và giá
thành ổn định”. |
Nhắc lại những bài học kinh nghiệm từ Chernobylvà Fukushima Daiichi, các nước cam kết tiếp tục cải thiện, tăng cường an toàn
hạt nhân, kịp thời ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp và vấn đề môi trường
toàn cầu. Trong đó, công tác truyền thông phải kịp thời, rõ ràng, minh bạch, khách
quan và dễ hiểu dựa trên kiến thức khoa học, nâng cao sự hiểu biết về NLHN.
Bên cạnh việc yêu cầu mỗi quốc gia phải có tráchnhiệm trong việc thiết lập các khuôn khổ pháp lý phù hợp, đầy đủ, đồng thời
thực hiện các biện pháp cụ thể để hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến
an toàn, an ninh hạt nhân. Hội nghị nhất trí với sự cần thiết phải thành lập
một chế độ trách nhiệm hạt nhân toàn cầu để giải quyết những mối quan tâm của
tất cả các nước, nhằm đưa ra sự bồi thường hợp lý trong trường hợp có thiệt hại
do sự cố hạt nhân gây ra. Đồng thời công nhận vai trò lãnh đạo của IAEA trong
việc thúc đẩy sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình, cũng như trong việc thiết lập
các tiêu chuẩn an toàn, hướng dẫn bảo mật, thúc đẩy hợp tác quốc tế và nỗ lực
nhằm tăng cường an toàn, an ninh hạt nhân toàn cầu.