Thứ năm, 28/11/2013 | 13:50

Huyện Phù Cát (Bình Định) Điện làm đổi thay cuộc sống

Mặc dù cuối năm 1993 mới có điện lưới quốc gia, nhưng đến nay, tiêu chí thứ 4 trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phù Cát là điện đã cơ bản hoàn thành ở 17 xã và thị trấn Ngô Mây, tạo sức bật mới ở một vùng đất nghèo khó đi lên từ cát.

Huyện Phù Cát (Bình Định)  Điện làm đổi thay cuộc sống

Huyện Phù Cát (Bình Định) Điện làm đổi thay cuộc sống

Mặc dù cuối năm 1993 mới có điện lưới quốc gia, nhưng đến nay, tiêu chí thứ 4 trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phù Cát là điện đã cơ bản hoàn thành ở 17 xã và thị trấn Ngô Mây, tạo sức bật mới ở một vùng đất nghèo khó đi lên từ cát.


Là địa phương có thế mạnh về du lịch, nông nghiệp, ngư nghiệp, khoáng sản titan và cây công nghiệp, Phù Cát còn có tiềm năng về ngành nghề truyền thống nổi tiếng như: Đan lát Trung Chánh, nón lá, nón ngựa Gò Găng, Cát Tường; gạch ngói Gia Thạnh, làng muối Cát Minh, nước mắm cá cơm Đề Gi, Cát Khánh, đá mỹ nghệ Cát Nhơn, Cát Hưng...

 Với hệ thống điện được xây dựng bài bản từ sau ngày giải phóng và hoàn thiện trong những năm gần đây, toàn huyện Phù Cát đã được phủ kín điện quốc gia 100% với 49.786 hộ dân được sử dụng điện. Tuy nhiên, mô hình “nhà nước và nhân dân cùng làm” đã một thời giải quyết được những khó khăn về vốn đầu tư nhưng cũng để lại một hệ thống lưới điện xập xệ, nguy cơ sự cố và tổn thất cao.

Từ khi có lưới điện ổn định, Phù Cát đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Phù Cát giai đoạn 2011- 2013 là 13%, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm 2%. Thu nhập bình quân toàn huyện năm 2013 ước đạt 24,2 triệu đồng/người, tăng 8,3 triệu đồng so với năm 2010…

Chủ trương bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT) cho ngành điện quản lý để bán điện trực tiếp đến người dân, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần giảm được tỷ lệ điện tổn thất, nâng cao chất lượng sử dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho người dân ở nông thôn. Trước khi bàn giao, hầu hết các đường dây hạ áp còn chắp vá, nhiều chủng loại cột không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều cột điện bị hỏng, vỡ bê tông đúc cột. Cột điện không đảm bảo tiêu chuẩn, thậm chí có cả cột điện bằng tre do người dân tự dựng. Hệ thống công tơ đo đếm sử dụng lâu năm quá hạn kiểm định định kỳ gây khó khăn trong việc quản lý điện năng. Lưới điện chủ yếu là cung cấp điện sinh hoạt, còn cung ứng điện năng phục vụ phát triển kinh tế thì thiếu trầm trọng, nguy cơ mất an toàn luôn đe dọa, tỷ lệ tổn thất điện năng cũng ở mức cao (20% - 25%). Nhờ sự đầu tư tổng lực của ngành điện, 4 năm qua, Điện lực Phù Cát đã đầu tư cải tạo lưới điện hạ áp tại các xã mới tiếp nhận, thông qua dự án sửa chữa tối thiểu, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên. Riêng các dự án sửa chữa tối thiểu đã cải tạo gần 18 km đường dây các loại, gần 500 cột điện. 18 trạm biến áp (TBA) được nâng cấp, xây mới đã góp phần nâng cao chất lượng điện, thu hẹp phạm vi lưới điện bị quá tải. Tỷ lệ tổn thất điện giảm 12% so với khi mới tiếp nhận. Mục tiêu của Phù Cát là sẽ hoàn thành tiếp nhận lưới điện tại xã cuối cùng là Cát Lâm vào tháng 1/2014. Đồng thời, xây dựng lưới điện hiện đại với 321,875 km đường dây trung thế, 349,309 km đường dây hạ thế, 385 TBA với tổng dung lượng 100.374 kVA, đưa sản lượng điện cung ứng bình quân trên toàn huyện tăng 12 - 14%/năm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Phù Cát hiện nay đối với việc hoàn thành tiêu chí điện trong xây dựng nông thôn mới vẫn là vốn. Hiện cả ngành điện và địa phương đều đang vào cuộc giải quyết khó khăn này. Năm 2013, mặc dù chịu ảnh hưởng chung về khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng sản lượng điện thương phẩm tính từ Điện lực Phù Cát cung ứng cho địa phương vẫn đạt gần 150 triệu kWh. Có điện, người dân Phù Cát có cơ hội xóa đói, giảm nghèo nhờ phương thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nghề phụ trở thành nguồn thu nhập chính, giúp Phù Cát có thêm nhiều hàng hóa vươn rộng ra thị trường cả nước và xuất khẩu.

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan