Tại hội thảo khoa học quốc tế về "Phát triển thị trường năng lượng Việt Nam" ngày 28/3, các đại biểu đề xuất, kiến nghị giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế định giá năng lượng (minh bạch, thiết lập và xác lập giá năng lượng trên cơ sở chi phí đầu vào và cạnh tranh thị trường) nhằm nâng cao hiệu quả ổn định nền kinh tế Việt Nam.
Trong 30 năm qua cùng đất nước đổi mới, với sự nỗ lực của ngành, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, sản lượng tăng bình quân 14%/năm (giai đoạn 2010-2013), từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, hơn 98% dân cư được sử dụng điện.
Ngành năng lượng đã có những đóng góp to lớn, đặc biệt là thu ngân sách quốc gia, an ninh năng lượng ngày càng được củng cố và tăng cường. Thị trường năng lượng Việt Nam đã có bước tiến, định hướng phát triển theo lộ trình đối với từng lĩnh vực cụ thể. Hoạt động phân phối năng lượng cũng đã trải qua các giai đoạn tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá thống nhất đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế. Bước đầu, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giá điện, giá than theo cơ chế thị trường.
Tuy vậy, năng lượng Việt Nam vẫn còn những hạn chế, xuất hiện tình trạng mất cân đối giữa các phân ngành năng lượng, giữa cung ứng và nhu cầu, giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Sự phân bố hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ còn thiếu cân đối. Công nghệ của hệ thống các nhà máy điện chỉ đạt trình độ trung bình so với trình độ công nghệ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống lưới điện chất lượng thấp, tổn thất điện năng còn lớn. Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp; sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả, cường độ năng lượng và cường độ điện cao hơn mức trung bình của thế giới; đầu tư cho sự phát triển năng lượng vẫn chưa đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội; tiến độ của nhiều dự án còn chậm... Phát triển năng lượng chưa thực sự gắn kết với giữ gìn môi trường sinh thái nhằm bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững.
Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường chưa cao; giá năng lượng chưa phản ánh chính xác các yếu tố đầu vào của sản xuất và phân phối sản phẩm năng lượng. Việc phân loại đối tượng khách hàng sử dụng điện chưa rõ ràng. Chính sách về giá bán khí chậm được xây dựng. Việc xây dựng và thực hiện thị trường than còn chậm và thiếu đồng bộ.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, năng lượng đã thảo luận về cơ sở khoa học thị trường và chính sách xây dựng giá năng lượng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nêu những thành tựu và bất cập về giá năng lượng hiện nay.
Để phát triển năng lượng Việt Nam, các đại biểu cho rằng cần xây dựng cơ chế cụ thể phát triển từng ngành năng lượng như điện, than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước nhằm hạn chế sự chồng chéo trong phát triển các ngành: điện, than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Các đại biểu đề nghị cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành năng lượng, tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích; hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân tham gia mạnh hơn vào phát triển ngành năng lượng.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới cần được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, than...
Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp tổ chức./.
Ngành năng lượng đã có những đóng góp to lớn, đặc biệt là thu ngân sách quốc gia, an ninh năng lượng ngày càng được củng cố và tăng cường. Thị trường năng lượng Việt Nam đã có bước tiến, định hướng phát triển theo lộ trình đối với từng lĩnh vực cụ thể. Hoạt động phân phối năng lượng cũng đã trải qua các giai đoạn tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá thống nhất đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế. Bước đầu, Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giá điện, giá than theo cơ chế thị trường.
Tuy vậy, năng lượng Việt Nam vẫn còn những hạn chế, xuất hiện tình trạng mất cân đối giữa các phân ngành năng lượng, giữa cung ứng và nhu cầu, giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Sự phân bố hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ còn thiếu cân đối. Công nghệ của hệ thống các nhà máy điện chỉ đạt trình độ trung bình so với trình độ công nghệ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống lưới điện chất lượng thấp, tổn thất điện năng còn lớn. Hiệu suất chung của ngành năng lượng thấp; sử dụng năng lượng chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả, cường độ năng lượng và cường độ điện cao hơn mức trung bình của thế giới; đầu tư cho sự phát triển năng lượng vẫn chưa đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội; tiến độ của nhiều dự án còn chậm... Phát triển năng lượng chưa thực sự gắn kết với giữ gìn môi trường sinh thái nhằm bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững.
Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ; hiệu quả sản xuất và tiếp cận thị trường chưa cao; giá năng lượng chưa phản ánh chính xác các yếu tố đầu vào của sản xuất và phân phối sản phẩm năng lượng. Việc phân loại đối tượng khách hàng sử dụng điện chưa rõ ràng. Chính sách về giá bán khí chậm được xây dựng. Việc xây dựng và thực hiện thị trường than còn chậm và thiếu đồng bộ.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, năng lượng đã thảo luận về cơ sở khoa học thị trường và chính sách xây dựng giá năng lượng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nêu những thành tựu và bất cập về giá năng lượng hiện nay.
Để phát triển năng lượng Việt Nam, các đại biểu cho rằng cần xây dựng cơ chế cụ thể phát triển từng ngành năng lượng như điện, than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước nhằm hạn chế sự chồng chéo trong phát triển các ngành: điện, than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Các đại biểu đề nghị cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngành năng lượng, tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích; hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân tham gia mạnh hơn vào phát triển ngành năng lượng.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới cần được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, than...
Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp tổ chức./.