Thứ tư, 20/11/2013 | 11:08

Miền Trung – Tây Nguyên Ngành điện chủ động ứng phó với lũ lớn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ ngày 14-17/11. các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên và khu vực bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to gây lũ lớn trên các sông, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình cung cấp

Miền Trung – Tây Nguyên  Ngành điện chủ động ứng phó với lũ lớn

Miền Trung – Tây Nguyên Ngành điện chủ động ứng phó với lũ lớn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ ngày 14-17/11. các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên và khu vực bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to gây lũ lớn trên các sông, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình cung cấp điện, đe dọa an toàn các hồ thủy điện.


Những khu vực chưa thể khôi phục lưới điện chủ yếu do nước lũ còn cao

Chủ động sa thải để đảm bảo an toàn điện

Để đề phòng tai nạn, sự cố khi lũ lụt, từ ngày 14/11, Tổng công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC)  đã có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị rà soát các quy trình cắt điện sa thải những vùng bị ngập úng theo đúng quy trình. Tổng công suất cắt toàn EVNCPC là 55,7MW/1.700MW.

Đến nay, mặc dù mưa đã giảm nhưng lũ rút rất chậm, nhiều nơi vẫn bị ngập sâu, giao thông chia cắt, đi lại gặp nhiều khó khăn.

Với  phương châm nước rút đến đâu, khôi phục cấp điện đến đó, nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, EVNCPC đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương kiểm tra sau khi nước rút để sớm khôi phục lưới điện. Đến chiều 17/11, các đơn vị đã khôi phục được khoảng 104MW, trong đó có tỉnh Phú Yên đã khôi phục toàn bộ. Những khu vực chưa thể khôi phục lưới điện chủ yếu do nước lũ còn cao, một số vùng miền núi lưới điện bị hư hỏng do nước lũ chảy siết gây xói lở nhiều vị trí cột, giao thông bị chia cắt nên chưa thể tiếp cận hiện trường. Trong đó có một phần huyện Phú Lộc và Quảng Điền  (Thừa Thiên - Huế), 1 phần huyện Hòa Vang, (TP. Đà Nẵng), 1 phần huyện Nông Sơn, Quế Sơn, Phước Sơn, 1 phường thuộc thành phố Hội An (Quảng Nam), các huyện Ba Tơ, Minh Long và 1 phần huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), 1 phần thị xã An Nhơn, 1 phần của các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Vĩnh Thạnh và TP. Quy Nhơn (Bình Định). Tỉnh Gia Lai cũng có xã Phú An thị xã An Khê khôi phục lưới điện chậm do nước lũ dâng cao. Toàn bộ lưới điện 110 kV và lưới điện trung hạ thế của các đơn vị còn lại thuộc EVNCPC vận hành bình thường.

Hiện EVNCPC đang chỉ đạo các đơn vị thường xuyên theo dõi sát tình hình, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thành viên đảm bảo cung ứng điện an toàn cho nhân dân.

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương đang chỉ đạo các chủ hồ thực hiện nghiêm quy trình điều tiết đơn hồ và liên hồ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình và hạ du. Thường xuyên kiểm tra các phương án thông tin cảnh báo, sơ tán dân, đảm bảo an toàn cho hạ du…

Hồ thủy điện: Xả tràn thấp hơn nước về để giảm lũ

Đáng ngại nhất là lưu lượng nước lũ về các hồ thủy điện tăng đột biến khiến các hồ phải xả tràn để đảm bảo an toàn đập. Mặc dù không thể cắt lũ hoàn toàn nhưng hầu hết các hồ đều xả tràn thấp hơn mực nước về, góp phần giảm cường độ lũ về hạ du. Ông Đặng Văn Tuần- Giám đốc Thủy điện Sông Ba Hạ - cho biết, mấy ngày qua, lưu lượng nước về luôn ở mức 3.300 - 3.500 m3/s nhưng hồ chỉ xả 2.900 m3/s (xả tràn 2.500 m3/s và xả qua máy 400 m3/s). Ông Nguyễn Trọng Oánh - giám đốc Thủy điện  Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi - cho biết, mực nước về hồ thủy điện Đa Nhim hiện nay là 450 m3/s nhưng hồ chỉ xả tràn 150 m3/s. Tại thủy điện Sông Tranh 2, quy định cho phép tích nước ở cao trình 140m nhưng do nước về hồ hơn 5.240 m3/s nên mực nước hồ đã lên tới 165m. Do vậy, thủy điện Sông Tranh 2 phải xả tràn kết hợp với xả qua phát điện tổng lượng nước lên tới 2.500 m3/s. Thủy điện Đăk mi4 cũng xả gần 4.000 m3/s (lưu lượng nước về hồ trên 4.360 m3/s). Hồ Đăk Mi 4 xả tràn 3.900 m3/s (nước về hồ 4.360 m3/s). Hồ Ya Ly xả 2.000 m3/s, hồ PleiKrông xả 602 m3/s, hồ Sê San 3 xả 1.920 m3/s, hồ Sê San 4 xả 2.356 m3/s, hồ Sê San 4A xả 2.472 m3/s, hồ Bình Điền và hồ Hương Điền xả 500 - 600 m3/s.

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan