Thứ hai, 29/07/2013 | 16:23

Một năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh chính thức

Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) tại Việt Nam chính thức đi vào vận hành từ ngày 1/7/2012. Đến nay đã có 37 nhà máy chào giá trực tiếp, chiếm gần 40% số lượng đơn vị phát điện cả nước.

Một năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh chính thức

Một năm vận hành thị trường phát điện cạnh tranh chính thức

Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) tại Việt Nam chính thức đi vào vận hành từ ngày 1/7/2012. Đến nay đã có 37 nhà máy chào giá trực tiếp, chiếm gần 40% số lượng đơn vị phát điện cả nước.

Dần hoàn thiện

Theo lãnh đạo Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), sau hơn 1 năm thị trường điện (VCGM) chính thức đi vào hoạt động (từ ngày 1/7/2012) đã cho kết quả tích cực. Cụ thể, thị trường đã bước đầu đã đạt hiệu quả, minh bạch trong việc huy động các nguồn điện. Nếu như trước đây còn có ý kiến của doanh nghiệp về việc  huy động nguồn chưa minh bạch thì một năm qua không có phản hồi, bởi theo nguyên tắc giá điện nhà máy nào thấp huy động trước, nhà máy nào cao hơn trả sau và được công khai trên trang web chính thức về thị trường điện của A0.

Cục phó Cục điều tiết Điện lực Đinh Thế Phúc cho biết, thực tế vào các thời điểm cao điểm giá huy động trên thị trường  có lúc đã kịch trần, kết quả bước đầu đã khuyến khích cạnh tranh trong khâu phát điện, đặc biệt tạo tín hiệu  thị trường để từng bước thu hút đầu tư mới trong lĩnh vực nguồn điện.

Theo ông Dương Quang Thành - Phó Tổng giám đốc EVN, từ đầu năm 2013, thị trường phát điện cạnh tranh vận hành theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-BCT ngày 08/2/2013 của Bộ Công Thương. Lần đầu vận hành trong mùa khô, công tác điều hành thị trường điện đã phải xử lý khắc phục nhiều vướng mắc, phải điều chỉnh và can thiệp vào thị trường do các nguyên nhân như một số nhà máy thuỷ điện không đáp ứng mực nước giới hạn theo quy định hoặc do yêu cầu đảm bảo nước cho sản xuất và sinh hoạt ở hạ du, một số nhà máy nhiệt điện vận hành chưa ổn định trong giai đoạn đầu, do quá tải ĐD, MBA của hệ thống 500kV, do thực hiện công tác lưới, do khí cấp cho phát điện không ổn định. Tuy nhiên, những khó khăn đã được xử lý kịp thời, duy trì được hoạt động và đem lại hiệu quả kinh tế cho Tập đoàn, đã phát hiện những yếu tố bất hợp lý để đề nghị Bộ Công thương tiếp tục hoàn thiện các quy định về vận hành thị trường điện. Hệ thống hạ tầng CNTT và viễn thông phục vụ thị trường điện hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định.

3 cấp độ phát triển mới

Theo dự thảo về Quyết định lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam do Bộ Công Thương đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ thì thị trường điện sẽ chia thành 3 cấp độ. Cụ thể, cấp độ 1 (đến 2014) là thị trường phát điện cạnh tranh; Cấp độ 2 sẽ thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022) ; Cấp độ cuối cùng (từ sau năm 2022) là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Trong đó, mỗi cấp độ đều thực hiện theo 2 bước thí điểm và hoàn chỉnh.

Nhiều chuyên gia về lĩnh vực Điện lực cho hay, dự kiến từ nay đến năm 2017, các đơn vị vận hành hệ thống điện và đơn vị điều hành giao dịch thị trường được tách ra độc lập, không có mâu thuẫn lợi ích với các đơn vị tham gia thị trường điện. Các Tổng công ty phát điện được tách thành các đơn vị phát điện độc lập (không có chung lợi ích kinh tế với đơn vị mua duy nhất, đơn vị truyền tải và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện) dưới dạng các công ty nhà nước độc lập hoặc các công ty cổ phần. Đặc biệt, tổng công suất đặt của một đơn vị phát điện không được vượt quá 25% công suất đặt của toàn hệ thống. Một số Tổng công ty điện lực, công ty điện lực được lựa chọn tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm phải tách độc lập chức năng kinh doanh bán lẻ điện với chức năng quản lý, vận hành lưới phân phối.

Và từ nay tới thời điểm đó chỉ tầm khoảng 3 năm nữa, cơ sở hạ tầng hệ thống điện, hệ thống thu thập số liệu, giám sát điều khiển/quản lý năng lượng (SCADA/EMS), hệ thống đo đếm từ xa sẽ phải được thiết lập hoàn chỉnh tới toàn bộ các đơn vị phân phối độc lập và tới các khách hàng sử dụng điện lớn, đáp ứng các hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm.

Với những kết quả tích cực về việc điều hành, vận hành thị trường điện trong thời gian qua cùng những nỗ lực của EVN cùng các đơn vị phát điện trong thời gian tới. Việc hình thành một thị trường điện hoàn hảo, ngày càng công khai, minh bạch và thực sự đem lại nhiều ích lợi cho khách hàng sử dụng điện đang trở nên gần hơn.

 Vai trò của các đơn vị tham gia Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) tại Việt Nam:

- Các nhà máy thủy điện đa mục tiêu: Không tham gia thị trường điện, A0 có trách nhiệm công bố biểu đồ công suất phát.

- Các nhà máy BOT: Không trực tiếp tham gia thị trường điện, đơn vị mua (Công ty mua bán điện) chào giá thay.

- Các nhà máy điện có công suất lớn hơn 30 MW: Trực tiếp tham gia thị trường điện, trước 10 giờ sáng hàng ngày chào giá bán cho ngày tiếp theo.

 

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan