Thứ sáu, 20/06/2014 | 11:06

Nhiều sức ép đang dồn nén lên giá điện

Giá bán than, giá khí cho điện đã tăng mạnh khiến cho áp lực lên giá điện ngày càng lớn.

Nhiều sức ép đang dồn nén lên giá điện

Nhiều sức ép đang dồn nén lên giá điện

Giá bán than, giá khí cho điện đã tăng mạnh khiến cho áp lực lên giá điện ngày càng lớn.


Năm 2014, giá khí tăng sẽ làm giá điện tăng 20 đồng/kWh so với giá bình quân hiện hành.

Theo thông báo mới nhất của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã đồng ý lộ trình tăng giá khí ngoài bao tiêu với tốc độ sớm hơn tới 19 năm so với trước. Cụ thể, thay vì phải chờ tới năm 2034, ngay từ 1/1/2015, giá khí ngoài bao tiêu bán cho điện sẽ phải bằng 100% giá thị trường, nghĩa là 8,2 USD/triệu BTU.

Riêng trong năm nay, giá khí này sẽ tăng thành 3 đợt. Từ ngày 1/4, bằng 70% giá thị trường, từ ngày 1/7, bằng 80%, từ ngày 1/10, bằng 90% giá thị trường.
Theo tính toán trước đây của cơ quan quản lý, nếu giá khí ngoài bao tiêu thị trường hoàn toàn năm 2014 thì sẽ làm tăng chi phí của EVN mua nhiệt điện khí năm nay lên khoảng 2.600 tỷ đồng. Năm 2015, mức chi phí này của EVN cũng sẽ đội lên tới 6.000 tỷ đồng.

Kéo theo, năm 2014, giá khí tăng sẽ làm giá điện tăng 20 đồng/kWh so với giá bình quân hiện hành, kéo theo, mức tăng giá điện do khí sẽ vào khoảng 1,33%. Năm 2015, mức tăng giá điện do khí sẽ vào khoảng 46 đồng/kWh, tương ứng mức tăng khoảng 3,06%.

Tuy nhiên, đối với việc thị trường hoá giá khí trong bao tiêu, hiện chưa có thông tin chính thức từ Chính phủ. Nhưng hiện nay, các nhà soạn thảo chính sách đang đề xuất, cần phải sớm đưa giá khí này tiệm cận thị trường từ năm 2015 để đồng bộ với giá điện, qua đó, sớm chấm dứt việc trợ giá của Nhà nước.

Chính vì vậy, ngành điện đang phải gánh hàng loạt khoản chi phí đầu vào tăng chóng mặt do cơ chế chính sách, kể từ lần tăng giá điện cuối cùng hôm 1/8/2013.

Đầu năm, than bán cho điện đã ngang thị trường với mức tăng khoảng từ 4-10% tuỳ loại. Kéo theo, các chuyên gia của Vincomin và EVN đều tính toán, mức tác động chi phí từ than bán cho điện tăng lên khoảng 1.500 - 1.800 tỷ đồng, nếu EVN tiêu thụ hết lượng than đăng ký.

Kế đến, với việc tăng thuế tài nguyên nước từ 2-4% trong khi, thuỷ điện chiếm tỷ trọng lớn nhất hiện nay của cơ cấu nguồn điện thì EVN sẽ bị đội chi phí thêm gần 1.500 tỷ đồng.

Chưa hết, EVN còn có kế hoạch phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn trong năm nay.

Với tất cả các dữ liệu trên, chi phí sản xuất điện cho năm nay sẽ đội lên từ khoảng 6.500- 7.000 tỷ đồng. Con số này gấp đôi số tiền mà EVN tính toán thu về sau mỗi đợt điều chỉnh giá điện vừa qua chỉ ở mức 5%.
Theo khung giá điện bình quân Thủ tướng đã phê duyệt, EVN sẽ được phép tăng giá điện tới năm 2015 lên tới 21,6% so với giá hiện hành, cán mốc giá cao nhất là 1.835 đồng/kWh. Trung bình năm 2014-2015, mỗi năm, EVN có thể được tăng giá hơn 10%. Đồng thời, theo cơ chế điều chỉnh giá điện mới, EVN có quyền điều chỉnh giá điện tới 7%, Bộ Công Thương có thể thông qua mức tăng giá điện 10% và 2 lần điều chỉnh liên tiếp là 6 tháng.
;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan