Thứ sáu, 23/05/2014 | 13:50

Sao không nâng giá điện sinh khối để khuyến khích phát triển?

Đến nay, Việt Nam mới chỉ có 150 MW lắp đặt điện sinh khối (từ các chế phẩm nông nghiệp như trấu, rơm rạ, bã mía, vụn gỗ...). Vấn đề đặt ra, Việt Nam có tiềm năng về điện sinh khối nhưng lại không mua điện từ nguồn này với giá phù hợp hơn?

Sao không nâng giá điện sinh khối để khuyến khích phát triển?

Sao không nâng giá điện sinh khối để khuyến khích phát triển?

         Đến nay, Việt Nam mới chỉ có 150 MW lắp đặt điện sinh khối (từ các chế phẩm nông nghiệp như trấu, rơm rạ, bã mía, vụn gỗ...). Vấn đề đặt ra, Việt Nam có tiềm năng về điện sinh khối nhưng lại không mua điện từ nguồn này với giá phù hợp hơn?

một khung pháp lý ổn định lâu dài, một mức giá hợp lý, mới có thể  đảm bảo sức hút đầu tư.
Một khung pháp lý ổn định lâu dài, một mức giá hợp lý, mới có thể đảm bảo sức hút đầu tư.

Điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên đã mang lại cho Việt Nam thế mạnh, tiềm năng dồi dào cho phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Ước tính, mỗi năm khoảng 2.500 MW điện được khai thác từ nguồn sinh khối của Việt Nam.

Sử dụng được sinh khối cho năng lượng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Thứ nhất, đa dang hóa nguồn nhiên liệu, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và xu thế phải nhập khẩu. Thứ hai, tận dụng ngay được phế thải sẵn có, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, tăng thêm việc làm.

Chính phủ đã đưa ra một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT), song một khung pháp lý ổn định lâu dài, một mức giá hợp lý, mới có thể  đảm bảo sức hút đầu tư.

Trong Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia năm 2011, Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% năm 2020 và 6% năm 2030, theo Quyết định 1208/QĐ-TTg. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên nên tỷ lệ khác thác điện năng năm 2010 chỉ chiếm khoảng 3,5% tổng điện năng sản xuất.

Theo ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch - Viện Năng lượng, nhà máy điện sinh khối thường có quy mô công suất không lớn, khoảng 30 MW, có thể sử dụng một phần thiết bị sản xuất trong nước cộng thêm công nghệ từ các nước phát triển sẽ có mặt bằng suất đầu tư chung.

Một nhà máy điện sinh khối cần 15 ha đất. Một suất đầu tư cho một nhà máy điện sinh khối có quy mô công suất khoảng 30 kWh khoảng từ 1.500-1.600 USD/kWh, trong khi thủy điện nhỏ là 1.300- 1400 USD.

Đến thời điểm này, tiềm năng của điện sinh khối rất lớn nhưng Việt Nam mới chỉ 150 MW lắp đặt, sử dụng bã mía để phát điện, song chỉ có 6 nhà máy bán điện thừa lên lưới. Điện ở Gialai được bán với giá cao nhất là chưa đến 5 cent/kWh, còn ở Khánh Hòa chỉ bán được 3 cent. Ông Cường nói: “Giá điện trung bình từ 8-9 cent/kWh mới hấp dẫn được nhà đầu tư và người nông dân mới được hưởng lợi”.

Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Năng lượng, chỉ có 10 nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng dự án điện sinh khối, công suất lắp đặt trung bình 10 MW. Đến nay, ông Cường nói “chưa có một nhà máy sản xuất điện sinh khối nào được vận hành”.

Giai đoạn 2005-2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam được dự báo tăng khoảng 4 lần. Nhu cầu về điện năng sẽ tăng gấp 9 lần từ năm 2005 đến năm 2025.

Với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), tháng 3/2014, Chính phủ đưa cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam (Quyết định số 24/2014/QĐ- TTg) Chính phủ cũng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải mua tất cả điện sản xuất từ các nhà máy điện NLTT. 

Tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến điện sinh khối, Bộ Công Thương cũng đã ban hành biểu giá chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ có tổng công suất lắp đặt dưới 30 MW, sử dụng nguồn năng lượng sinh khối nối lưới quốc gia. Quy định này, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân mua, bán điện từ các nhà máy NLTT.

Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại Đức- ông Nguyễn Ngọc Luân chuyên gia NLTT- nhận xét, GIZ và Bộ Công Thương đã làm tốt tư vấn chính sách phát triển điện sinh khối, năng lượng sinh học cho Chính phủ Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Luân cho rằng, vai trò của Bộ Nông nghiệp cực kỳ lớn trong việc tạo dựng “một bức tranh lớn về liên kết thực phẩm và năng lượng”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của Đức về phát triển năng lượng sinh học, tăng nguồn thu cho người nông dân.  

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan