Thứ tư, 13/11/2013 | 10:47

Sóc Trăng: Hiệu quả lớn từ đầu tư xây dựng lưới điện

Với mục tiêu đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, liên tục, phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, thời gian qua, Công ty Điện lực Sóc Trăng luôn quan tâm, chú trọng công tác đầu tư xây dựng, cải tạo lưới

Sóc Trăng: Hiệu quả lớn từ đầu tư xây dựng lưới điện

Sóc Trăng: Hiệu quả lớn từ đầu tư xây dựng lưới điện

Với mục tiêu đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, liên tục, phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, thời gian qua, Công ty Điện lực Sóc Trăng luôn quan tâm, chú trọng công tác đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện. Trong năm 2013, với nguồn vốn được phân bổ trên 42 tỷ đồng, đơn vị đã lập kế hoạch đầu tư, tiến hành khảo sát cấp điện cho những vùng nông thôn chưa có điện, lập phương án sửa chữa những khu vực lưới điện vận hành lâu năm, cũ nát, xuống cấp, chất lượng điện năng không ổn định; các trạm biến áp có xu hướng quá tải…


Công nhân PC Sóc Trăng sửa chữa lưới điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục cho người dân. Ảnh: Mỹ Duyên

Tính đến nay Công ty đã cấp điện cho 7.897 hộ dân với tổng giá trị đầu tư trên 12,1 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng 17 công trình lưới điện phân phối với khối lượng: Xây dựng mới và cải tạo 12,5km đường dây trung thế; 60,1 km đường dây hạ thế; tổng công suất trạm phân phối 3.512,5 kVA; tổng mức đầu tư 10,89 tỷ đồng. Thực hiện Dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Sóc Trăng vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) với tổng vốn đầu tư là 9,23 tỷ đồng với quy mô: Xây dựng mới và nâng cấp 5,67km đường dây trung thế, 17,77 km đường dây hạ thế và 13 trạm biến áp/1.132,5kVA. Năm 2013, PC Sóc Trăng được giao chỉ tiêu lắp đặt điện kế mới cho 7.500 hộ. Hiện đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch và phấn đấu năm nay sẽ điện hóa trên 8.800 hộ vượt 1.300 hộ chỉ tiêu trên giao.

Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện, đơn vị cũng gặp một số vướng mắc, những tác động khách quan, làm ảnh hưởng đến quá trình thi công. Đặc biệt các công trình ở vùng xa, vùng sâu, địa bàn phức tạp, sông ngòi chằng chịt nên việc vận chuyển vật tư phụ thuộc vào thủy triều và lịch vận hành cống đập. Mặc dù được chính quyền địa phương hỗ trợ tối đan nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn gặp không ít khó khăn. Một số công trình phải dời hướng thi công. Thủ tục xin cấp phép dựng trụ điện trên các tuyến Quốc lộ  còn phức tạp. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, PC Sóc Trăng đã chủ động đề ra nhiều phương án khắc phục khó khăn để hoàn thành đúng tiến độ.

Công trình nối tiếp công trình, lưới diện vươn dài đến tận vùng sâu, đem  niềm vui trọn vẹn cho người dân nơi đây. Trước đến giờ ở ấp Đại An, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách vẫn là khu vực chưa có lưới điện, bà con cũng không thể câu đuôi vì không có đường điện để đấu nối, nên phải đốt đèn dầu hay dùng đèn bình ắc quy. Niềm mơ ước có điện của bà con nơi đây đã trở thành hiện thực khi PC Sóc Trăng kéo mới lưới điện trung, hạ thế và lắp trạm biến áp ở khu vực này. Có điện về nhà chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (ấp Đại An) tính đến chuyện tiết kiệm chi tiêu để mua các đồ điện phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi trong gia đình. Chị tin tưởng là tới đây, thu nhập gia đình sẽ tăng thêm, kinh tế được cải thiện, đời sống khấm khá hơn. “Có điện rồi rất tiện lợi. Gia đình tôi mua quạt máy mở buổi trưa cho bớt nóng - mua mô tô bơm nước vệ sinh chuồng heo sạch sẽ hơn”, chị Thúy chia sẻ.

Cùng với việc mở rộng lưới điện, đơn vị còn đầu tư nâng cấp lưới điện để phục vụ đắc lực nhu cầu phát triển sản xuất, tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện chủ trương của chính quyền địa phương, di dời các cơ sở sản xuất trong khu vực trung tâm ra ngoại ông Thái Khánh Quốc, chủ cơ sở chế biến bánh pía, lạp xưởng ấp Phú Thành B, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành rất phấn khởi khi chấp hành quy định này. Ông cho biết, ở khu vực mới tại ấp Thọ Hòa Đông A, Công ty Điện lực đã lắp đặt trạm 3 pha có dung lượng 400kVA nên ông đã xây dựng nhà xưởng và trang bị máy móc, dụng cụ chế biến bằng điện và xây 17 lò sấy bằng điện. Trước đây, cơ sở trong nội ô, ông sấy lạp xưởng bằng than, giờ thay thế bằng điện, sản lượng bình quân tăng 30%, chi phí giảm trên 20%, thời gian bảo quản sản phẩm cũng tăng thêm từ 1 tháng đến 3 tháng,  do đó, tính cạnh trên thị trường được nâng cao.  Tất cả các công đoạn làm bánh pía đều sử dụng thiết bị điện. Nhờ vậy đa dạng về mẫu mã, giá thành giảm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ riêng lò nướng bánh bằng điện, trong cùng một thời gian số lượng bánh ra lò cao hơn gấp 10 lần so với nướng bằng gas; màu sắc cũng đẹp hơn, do có thể điều chỉnh độ nóng theo từng thời gian thích hợp nên chất lượng cũng cao hơn và thời gian bảo quản cũng dài hơn.

Bên cạnh với việc cải tạo lưới điện kịp thời, công tác giảm tỷ lệ điện dùng để phân phối điện, giảm suất sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện đã từng bước được củng cố và nâng cao, đảm bảo nguồn điện ổn định phục vụ cho nhân dân.

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan