Thứ tư, 07/08/2013 | 14:03

Tăng giá điện: Không còn lựa chọn khác

Theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công Thương, từ ngày 1/8/2013, giá bán điện bình quân sẽ là 1.508,85 đồng/kWh. Như vậy, sau gần 8 tháng, giá điện mới được điều chỉnh tăng 5%.

Tăng giá điện: Không còn lựa chọn khác

Tăng giá điện: Không còn lựa chọn khác

Theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công Thương, từ ngày 1/8/2013, giá bán điện bình quân sẽ là 1.508,85 đồng/kWh. Như vậy, sau gần 8 tháng, giá điện mới được điều chỉnh tăng 5%.


Tăng giá để đảm bảo cung ứng điện

 Dư luận vẫn đang đặt câu hỏi, tại sao ngành điện lại tăng giá bán để bắt dân bù lỗ. Tuy nhiên, ít người quan tâm đến chuyện ngành điện lỗ chủ yếu là do giá bán điện bao năm nay luôn thấp hơn giá thành, càng chưa bao giờ tiệm cận được giá thị trường. Bên cạnh đó còn lỗ do trượt tỷ giá, ngành điện phải đổ dầu giá cao để phát điện hoặc phải mua điện giá cao về bán giá thấp để bù đắp lượng điện thiếu nhằm ổn định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Chính phủ.

Rõ ràng, đã chấp nhận hoạt động theo cơ chế thị trường thì giá đầu vào tăng ắt đầu ra phải tăng. Chỉ có điều, người tiêu dùng chẳng bao giờ thích tăng giá, nhất là chúng ta đã quen sử dụng điện theo giá bao cấp. Giá điện thấp là cơ sở quan trọng thu hút các lĩnh vực công nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nhưng không thể thu hút đầu tư vào điện. Theo Quy hoạch điện VII, tới năm 2020, Việt Nam sẽ cần tới 48,8 tỷ USD để đầu tư phát triển nguồn, lưới. Bà con các dân tộc, khu vực nông thôn hưởng lợi từ chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước mà ngành điện chỉ là công cụ thực hiện. Nếu nhà nước không làm, sẽ chẳng biết đến bao giờ người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới có điện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: "Lẽ ra giá điện phải tăng sớm hơn vì từ tháng 12/2012 đến nay, hàng loạt thông số đầu vào đã tăng rất nhiều. Tuy nhiên, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng dưới 50 kWh/tháng không bị tăng giá, mức hỗ trợ 30.000 đồng/hộ/tháng vẫn được giữ nguyên. Đó là cố gắng rất lớn của Đảng, Chính phủ trong điều kiện hiện nay".

Cho phép điều chỉnh giá điện, Chính phủ đã phải cân nhắc kỹ những hệ lụy liên quan đến cả nền kinh tế và an sinh xã hội trên cơ sở tính toán khoa học, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và người dân. Thực ra, đây không phải là chuyện mới vì vấn đề đưa giá điện theo cơ chế thị trường đã được nói từ lâu. Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg cũng đã cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh giá điện theo quý ở mức nhất định. Theo tính toán của EVN, 8 tháng qua, tỷ giá bình quân tăng 0,4%; giá than cho sản xuất điện tăng 35,7%; giá khí tăng 2,2% và giá dầu (DO, FO cho sản xuất điện) tăng 9,6%. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 30/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ -Vũ Đức Đam cũng khẳng định, chúng ta không có lựa chọn nào khác là phải tăng giá điện để giá mặt hàng này trở về với giá thị trường, qua đó thu hút đầu tư vào ngành điện.

Đã đến lúc, chúng ta phải thích nghi với sự điều chỉnh của thị trường. Trong điều kiện nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt, nguồn khai thác thủy điện cũng đã hết, nhập khẩu nhiên liệu ngày càng khó khăn, chúng ta đang hướng tới đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Khi đó, chắc chắn giá điện sẽ còn phải điều chỉnh, bởi suất đầu tư cho điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân sẽ rất cao. Quy hoạch điện VII đã dự kiến tới năm 2020, giá điện Việt Nam phải đạt 8-9 cent/kWh

Vấn đề cần bàn ở đây là khi tăng giá rồi, ngành điện cần công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn kinh phí đó cũng như nỗ lực trong việc nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, giảm tỷ lệ tổn thất điện trên toàn hệ thống. 

;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan