Thứ tư, 08/01/2014 | 10:09

Thêm nhiều dự án điện lớn trong năm 2014

Trong năm 2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ khởi công 5 dự án điện lớn với tổng công suất 2.555 MW, gồm các dự án nhiệt điện Thái Bình, Vĩnh Tân 4, Duyên Hải mở rộng và các thủy điện Thác Mơ mở rộng, Đa Nhim mở rộng.

Thêm nhiều dự án điện lớn trong năm 2014

Thêm nhiều dự án điện lớn trong năm 2014

Trong năm 2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ khởi công 5 dự án điện lớn với tổng công suất 2.555 MW, gồm các dự án nhiệt điện Thái Bình, Vĩnh Tân 4, Duyên Hải mở rộng và các thủy điện Thác Mơ mở rộng, Đa Nhim mở rộng.


Theo thông báo về kế hoạch sản xuất kinh doanh điện năm 2014 được EVN gửi, ngoài 5 dự án mới khởi công xây dựng, năm nay EVN cũng sẽ đưa vào vận hành phát điện 5 tổ máy khác với tổng công suất 1.656 MW.

Các tổ máy sẽ phát điện năm nay gồm nhiện điện Vĩnh Tân 2 (1.200 MW), thủy điện Sông Bung 4 (156 MW), tổ máy 2 nhiệt điện Hải Phòng 2 (300 MW), phát điện hòa đồng bộ tổ máy 1 nhiệt điện Mông Dương 1 (500 MW) và tổ máy 1 nhiệt điện Duyên Hải 1 (600 MW) vào cuối năm 2014.

Việc đưa thêm các tổ máy vào vận hành năm 2014 và khởi công thêm các dự án điện mới sẽ giúp giảm áp lực cho nguồn cung điện quốc gia, giảm bớt tình trạng cắt giảm điện mùa khô, đặc biệt giảm căng thẳng điện cho miền Nam mùa khô thời gian tới.

Tổng giá trị đầu tư phát triển nguồn, lưới điện và các dự án điện của EVN trong năm 2014 khoảng 123.660 tỷ đồng.

Theo EVN, trong năm 2014, EVN sẽ sản xuất và mua 140,5 tỷ kWh điện, tăng 9,9% so với năm 2013 để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao hơn. Lượng điện được EVN mua từ Trung Quốc cả năm 2014 khoảng 2,46 tỷ kWh, đồng thời cũng giữ mức bán điện cho Campuchia ở công suất tối đa khoảng 170 MW.

Trong năm nay, EVN cho biết cũng sẽ sản xuất và kinh doanh điện năng có lợi nhuận và sẽ trả nợ gốc và lãi vay khoảng 32.915 tỷ đồng.

Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành, EVN cho biết tập đoàn đã xây dựng lộ trình tới năm 2015 hoàn thành thoái vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực ngoài ngành nghề chính theo các quy định của nhà nước.

Từ nay đến năm 2015, EVN sẽ phải thực hiện thoái vốn, giảm vốn tại 7 công ty cổ phần gồm Ngân hàng TMCP An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Điện lực Việt Nam, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.

Riêng trong năm 2013, EVN đã thoái vốn một phần tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu và Ngân hàng TMCP An Bình với tổng vốn thu về là 278 tỷ đồng.

Đối với việc thoái vốn tại 5 công ty còn lại hiện tại hội đồng thành viên EVN đã thông qua phương án thoái vốn và báo cáo Bộ Công Thương xem xét cho thực hiện.


;
Từ khóa: Tin tức khác

Bài liên quan